được sưu tầm bởi HXK

đây chỉ là những thông tin về những người mà tôi cho rằng họ giỏi, tôi khâm phục họ, tìm hiểu họ qua cuộc đời, sự nghiệp và tác phẩm cũng như tư tưởng của họ để lại trên thế gian này. cho những con người của thời đại họ sống và cho hậu thế.

Thursday, July 1, 2010

Lưu Bang

Hán Cao Tổ:


Lưu Bang là nhà vua dựng nước của Triều đại Tây Hán <206>. Cũng là một trong hai nhà vua có thân thế hèn mạt trong lịch sử Trung Quốc.

Lưu Bang xuất thân trong một gia đình nhà nông, từng làm tiểu sử trong thời nhà Tần. Ông đã sống ẩn dật ở vùng núi do phóng thích người tù. Năm 209 trước công nguyên, Lưu Bang cùng với Trần Thắng, Ngô Quảng đã dựng cờ khởi nghĩa ở quê. Sau đó Lưu Bang dẫn đại quân tiến đánh Hàm Dương, đô thành của Nhà Tần, kết thúc ách thống trị Nhà Tần. Ông bãi bỏ các thiết chế nhà Tần, và ban hành sắc lệnh nghiêm ngặt “kẻ giết người cũng sẽ chết, gây thương tích cho người khác và trộm cắp phải đền tội”. Bởi vậy được nhân dân hoan nghênh rộng khắp.

Sau đó Lưu Bang đã phải dẫn quân đánh nhau với Hạng Vũ, một đạo quân chống nhà Tần, đó chính là cuộc chiến tranh Sở-Hán. Năm 202 trước công nguyên, Lưu Bang dẫn đại quân gồm 30 vạn người bao vây Hạng Vũ, khiến Hạng Vũ phải tự vẫn, Lưu Bang đại thắng và xứng đế tại Sơn Đông năm 202 trước công nguyên, quốc hiệu là Hán.

Lưu Bang rất giỏi về dùng người, thường biến nguy hiểm thành may trong những giờ phút then chốt. Khi đến Hán Trung, trong quân Lưu Bang không ngừng có người đào ngũ, có một vị tướng nhỏ tên là Hàn Tín cũng bỏ trốn. Tiêu Hà sau khi biết việc này nhưng chưa kịp báo cáo với Lưu Bang, đích thân đi đuổi và sau khi tìm được Hàn Tín đã dốc sức tiến cử với Lưu Bang. Lúc đó Hàn Tín chỉ là một tướng nhỏ không ai biết đến, nhưng Lưu Bang nghe lời tiến cử của Tiêu Hà, đã bổ nhiệm Hàn Tín làm đại tướng. Sau này Hàn Tín đã đóng góp công lao to lớn trong việc thống nhất thiên hạ của Lưu Bang.

Trong cuộc chinh chiến của Lưu Bang, trận Tiệc Hồng Môn là nguy hiểm nhất. Lúc đó đại quân của Hạng Vũ mạnh hơn Lưu Bang, và muốn tiêu diệt Lưu Bang để xưng đế. Sau khi biết tin này, Lưu Bang cùng với mưu sĩ của mình là Trương Lương đích thân tới Hồng Môn, nơi đóng quân của Hạng Vũ để tạ tội. Mưu sĩ của Hạng Vũ là Phạm Tăng kiến nghị Hạng Vũ nhân cơ hội này giết Lưu Bang. Trong bữa tiệc, đại tướng của Hạng Vũ tên là Hạng Trang mượn danh nghĩa múa kiếm góp vui để giết Lưu Bang. Trương Lương nhận ra tình hình nguy ngập bèn gọi vệ sĩ của Lưu Bang là Phạn Hội bảo vệ Lưu Bang. Một lúc sau, Lưu Bang giả vờ đi giải rổi chuồn mất dưới sự hộ tống của Phạn Hội. Sau đó Trường Lương cũng cáo từ với Hạng Vũ, dâng hiến lễ vật và nói Lưu Bang đã về rồi. Đây chính là điển tích Tiệc Hồng Môn nổi tiếng trong lịch sử. Sau khi Lưu Bang trốn thoát đã tập trung lực lượng tiến đánh Hạng Vũ và cuối cùng thành lập Triều đại Tây Hán.

Sau khi Lưu Bang đăng quang đã áp dụng một loạt biện pháp khôi phục và phát triển sản xuất. Nhiều năm chiến tranh loạn lạc khiến cho dân số giảm mạnh, Lưu Bang đã ân xá cho tội phạm trong toàn cõi, phóng thích nô lệ, cho binh sĩ về nhà. Sau đó lại giảm miễn nô dịch, tiếp tục thi hành chế độ thưởng ruộng đất cho những người có công như thời nhà Tần. Ông còn giảm bớt các vương hầu khác dòng họ để tăng cường chế độ tập quyền trung ương thống nhất, phong vương hầu cho 9 người cùng họ và di dời hơn 100 nghìn người thuộc các qúi tộc hào kiệt của 6 nước quan đông tới định cư tại vùng Quan trung.

Sau khi nhà Tần diệt vong, Hung nô-một chính quyền dân tộc thiểu số ở vùng miền bắc Trung Quốc đã thừa cơ tiến đánh xuống phía nam. Thời kỳ đầu nhà Hán, Hung nô không ngừng quấy nhiễu ở các quận biên cương. Năm 200 trước công nguyên, Lưu Bang đích thân dẫn quân chinh chiến, và bị 30 vạn quân Hung nô bao vây trong 7 ngày đêm tại Bạch Đăng, tức Đại Đồng Sơn Tây ngày nay. Sau khi thoát nạn, Lưu Bang buộc phải cầu hoà với Hung nô, mở các cửa quan giữa Hán với Hung nô nhằm xoa dịu mối quan hệ song phương.

Lưu Bang thời trẻ rất lêu lổng, coi thường các nho sinh. Sau khi xưng đế, ông cho rằng chỉ có mình là thống trị được thiên hạ, còn thơ với sách chẳng có tác dụng gì. Sau dưới sự khuyên bảo của Đại thần Lục Giả, Lưu Bang liền ra lệnh cho Lục Giả viết sách về nguyên nhân nhà Tần mất thiên hạ để tham khảo. Năm thứ 12 Cao Tổ, Lưu Bang bị tên bắn trúng trong khi dẹp loạn Anh Bố, sau mắc bệnh nặng và chết.

No comments:

Post a Comment

Trang