được sưu tầm bởi HXK

đây chỉ là những thông tin về những người mà tôi cho rằng họ giỏi, tôi khâm phục họ, tìm hiểu họ qua cuộc đời, sự nghiệp và tác phẩm cũng như tư tưởng của họ để lại trên thế gian này. cho những con người của thời đại họ sống và cho hậu thế.

Saturday, November 27, 2010

Nhà cải cách Kim Ngọc - cha đẻ khoán 10

TP - Kim Ngọc- tên thật là Kim Văn Nguộc, sinh 10 tháng 10 năm 1917, tại xã Bình Định, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Mất ngày 26 tháng 5 năm 1979.

Tham gia Đảng Cộng sản Việt Nam 1939. Năm 1954, Phó Chính ủy Quân khu Việt Bắc. Năm 1958, Bí thư tỉnh uỷ Vĩnh Phúc. Từ năm 1968 đến 1978, Bí Thư tỉnh Vĩnh Phú. Kim Ngọc được coi là cha đẻ của khoán hộ mà người ta quen gọi là “khoán 10”, và đổi mới trong nông nghiệp ở Việt Nam.

1. Thời ăn bo bo

Năm 1980, rằm tháng Giêng, tôi, anh lính binh nhì viết văn phong trào của Trung tâm huấn luyện chiến sĩ mới - Sư đoàn 411, nằm khoèo nơi trạm khách dưới chân tháp cảnh giới của người Pháp sót lại trên đồi Ga Vĩnh Yên.

Những cơn đói quằn quại ẩn trong mỗi nơ ron thần kinh, mỗi tế bào tuổi 20 khát thèm tinh bột và protein, cấu xé rùng rùng từ đầu tới chân. Tiêu chuẩn lính chiến đấu 24 kg lương thực, nhưng bữa ăn đại táo bày ra trên chiếc vung xoong quân dụng chỉ là những cục bo bo rã rời hăng mùi cứt mọt (thứ mà ở Đông Âu người ta cũng không dám cho gia súc ăn) và rúm rau muống luộc ố vàng như gốc rạ.

Gió trung du đồi sỏi khan lạnh lùa qua kẽ nứa thưa đan, tôi ngắm cánh đồng chưa kịp cấy lúa lõng bõng nước, mấp mô luống cày. Đám nông phu còm cõi, uể oải níu vai chiếc bừa đeo bám đít trâu bò gầy mõ bương đi dật dờ trong cơn mê ngủ.

Sát hàng rào kẽm gai, vạt ruộng rau muống váng phèn ám đỏ như ngấm a-xít, lơ phơ màu hoa trắng tím. Bà già trùm áo tơi lá và đứa cháu trai áo sợi quân dụng, nhưng quần lửng đùi chừa ra đôi chân như ống tre còi. Bà và cháu khua liềm làm cỏ rau muống. Bà và cháu cùng mót những cọng rau muống trụi lá, cứng dai như tay tre gai đồi sỏi. Bà và cháu trịnh trọng bỏ từng cọng rau vào chiếc rổ thưa méo miệng…

Bỗng tôi nhận được lệnh tháp tùng hai sĩ quan: Thiếu tá Nguyễn Ngọc Chiển - Trưởng Ban tuyên huấn và trung tá Phạm Quế Dương- Chủ nhiệm chính trị Sư đoàn ra bên ngoài doanh trại.

Cho đến bây giờ, tôi cũng chẳng hiểu tại sao hai sĩ quan trải qua hai cuộc kháng chiến đó, giỏi tiếng Pháp, thích ô-pê-ra, chơi vi-ô-lông, rèn luyện bóng bàn lại chiếu cố đến tôi. Quân phục mới nức, hai viên sĩ quan quân hàm quân hiệu sáng chói khoác va-rơi màu cỏ, bước nhanh ra khỏi tầng hầm trại lính cũ, nghiêm trang, trịnh trọng và trầm buồn. Tôi giập gót, giơ tay lên đầu, đáng lẽ nói: Chào các thủ trưởng ạ, thì tôi lại cháu chào hai bác ạ. Thiếu tá Nguyễn Ngọc Chiển cau mày.

- Cậu định làm nông dân đến bao giờ nữa đây. Gần quá tuổi quân rồi.

Trung tá Phạm Quế Dương mải nghĩ gì đó nhưng tâm vẫn dính vào vụ việc. Ông phẩy tay.

- Chậc, nước Việt ta thì có làm vua 13 đời thì cắt gân gót vẫn còn máu nông dân. Có lẽ tại chúng ta sắp đi thắp hương cho anh Kim Ngọc - một đảng viên của những đảng viên - một nông dân của những nông dân nên linh ứng chăng.

Thiếu tá Nguyễn Ngọc Chiển nhìn cấp trên đắn đo.

- Có gọi xe không anh ? Tôi sợ anh sẽ lạnh…

- Đi thăm Kim Ngọc mà đi ô tô được sao. Kim Ngọc từng xắn quần lội ruộng lầy mùa đông thăm lúa, thăm ngô quanh năm. Ta cuốc bộ. Sĩ quan bộ đội Việt thì khác gì Chủ nhiệm HTX nông nghiệp.

Tắt qua đại đội vận tải đã là Xí nghiệp nung vôi liền kề ga Vĩnh Yên. Khói than. Bụi vôi. Bụi than. Bụi từ người lính, bụi người dân tứ xứ đứng, ngồi dồn ứ hai bên đường ke thành màn sương xám tê tái lơ lửng nhấn chìm mọi vật vào âm u.

Bộ đội quân phục nhàu nhò, súng đạn lấm lem. Nông dân thì vàng ệch, bao tải, quang sọt, đòn sóc, thừng chão quấn ngang lưng. Sắn tươi, sắn khô, su hào, bắp cải, cá mắm, măng khô, chè tươi, cắp nách, bưng bê, giấu giếm đâu đó. Mùi thối rữa. Mùi tanh ngắt.

Phòng thuế, công an thi thoảng lại thổi còi choe choé đuổi bắt. Tiếng chân chạy thục mạng. Hơi thở hồng hộc. Vấp, ngã. Xin xỏ. Van lạy. Thề thốt. Đầu tàu già cỗi, oằn oại kéo theo những toa hàng han rỉ…

Ngôi nhà lè tè nhưng vẫn có cảm giác chênh vênh bởi sự đơn độc của nó. Tường trát thiếu vôi, thiếu xi nổi cát. Ngói lợp khập khiễng, lệch xô. Đống sạn cát, gạch vỡ, ngói thủng được chủ nhân tận dụng để chờ xây dựng tiếp chỗ nào đó, xếp gọn gàng phía sau nhà. Xung quanh là nước đầm Vạc đục ngầu và nghĩa địa nhấp nhô.

Con chó gié từ đâu xộc ra oẳng lên rủa ngân nga, sầu muộn.

Hai vị sĩ quan chỉnh đốn quân phục, trước khi bước qua cánh cổng khép hờ. Ven bờ rào, căng dây thép gai rỉ, ngang thân cọc tre, dăm cây xoan, dăm cây mít mới độ bén đất ấm rễ. Hàng chè để hái lá tươi vươn cao, nhưng còn mảnh mướt lả ngọn. Vườn táo lai Thiện Phiến bắt đầu trổ búp mới.

Người đàn bà trắng xanh, tầm ngoại ngũ tuần, khăn len kẻ trùm đầu, kính râm, áo len dài tay màu mận, quần lụa đen óng, đôi dép nhựa xanh ngọc. Hai cánh tay đặt trước bụng, người đàn bà từ tốn cất giọng trầm, và ấm. Nhưng sao tôi vẫn cảm được sự xa cách, hờ hững thấp thoáng nỗi buồn không thể cởi gỡ. Bà Lê Thị Liên, người bạn đời của Bí thư Kim Ngọc.

- Các ông đến thăm nhà ạ. Xin mời các ông vào.

Tiếng dép lạch xạch lướt đi chầm chậm.

Bà đi ra từ cửa ngách, nhưng lại vòng ra trước rẻo sân lát gạch, xanh rêu, có cửa gian khách. Hai cánh cửa sơn xanh, khẽ một cái đẩy tay, hai cánh cửa sơn xanh đã lật úp vào hai bên tường. Mùi hương trầm ào ra. Một bàn thờ đơn sơ. Mâm ngũ quả. Bát hương, dày đặc chân nhang. Những que hương cháy hết uốn cong cong ôm lấy bát hương y như những bông lúa cháy đen ôm gốc rạ sau vụ hỏa hoạn.

Bức chân dung Kim Ngọc trịnh trọng trong bộ vest. Tóc rẽ ngôi lệch cổ điển. Khuôn mặt chữ điền, mắt sáng, hồn hậu. Đâu đó ẩn trong khoé miệng nụ cười hơi diễu cợt nhưng viên mãn.

Kim Ngọc đang chào một ai đó. Kim Ngọc đang khuyến khích một ai đó. Kim Ngọc đang chờ đợi một ai đó. Rõ ràng người trong ảnh đang rất tự tin và chẳng hề lo nghĩ bất cứ điều gì. Có vẻ như ông đã chụp ảnh trước khi đi dự hội nghị hay là chuẩn bị bước lên máy bay. Bay cao.

Tôi có cảm giác nghi ngờ về những thông tin ông xuất thân từ nông dân, am hiểu nông dân như là hiểu những vết sước trên mỗi ngón tay mình. Trông ông cứ như là cán bộ đối ngoại chuyên nghiệp.

Cởi áo khoác, hai sĩ quan nhìn quanh tìm chỗ treo áo. Tôi nhanh nhảu định đỡ áo, thì người đàn bà đã vội đón trước tôi, móc lên chiếc móc áo gắn trên tường ngoài hiên. Tôi nghĩ thầm, đó là chiếc móc áo những ngày trước bà Lê Thị Liên vẫn thường treo móc áo cho chồng. Trung tá Phạm Quế Dương nói:

- Thưa chị Kim Ngọc. Tôi quen anh nhà. Từ hồi anh làm Cục trưởng dân quân tự vệ. Còn anh Chiển vốn là chiến sĩ cũ của anh ấy. Năm ngoái anh mất, tôi ở xa. Hôm nay nhân ngày rằm, và cũng là dịp tôi được điều về nhận nhiệm vụ ở gần đây, hai chúng tôi xin chị, cho phép chúng tôi được thắp cho anh Kim Ngọc nén hương. Những mong linh hồn anh phù hộ độ trì cho đất nước. Phù hộ độ trì cho người nông dân cơm no ấm áo. Mong anh siêu thoát.

Đặt đồ cúng lên mặt bàn thờ đơn sơ. Hai viên sĩ quan dàn ngang, rập gót giơ tay chào kiểu quân sự. Tôi đứng sau nên lúng túng giây lát mới có thể lóng ngóng làm theo. Bà Lê Thị Liên bất ngờ ngẹn ngào, chắp tay đáp lễ.

Tôi lặng quan sát. Nhiều ảnh đen trắng trong khung kính. Mấy tấm bằng khen, giấy khen, huân, huy chương. Gắn dọc hai bên bức tường lồi lõm, của gian khách chật hẹp. Trong nhà chỉ có bộ bàn ghế kiểu Minh triện, đơn giản, trang nhã làm bằng gỗ gụ là trau chuốt. Nước vối nóng hổi rót liền trong ấm giỏ. Đĩa kẹo chanh Hải Châu đã lọt gió, thuốc lá Tam Đảo trịnh trọng mời khách. Bà Liên nhìn sang tôi:

- Gày xanh như thế này thì đi giữ chốt làm sao. Ăn đi con…Tuổi này thì bữa cứ phải bảy bát cơm trắng, niêu cá kho, nửa rổ xề rau muống thì khoẻ như ông voi hết…

Hai thủ trưởng của tôi lảng cái nhìn đi đâu đó.

Câu chuyện rời rạc, khó ăn nhập. Toàn chuyện gạo, lúa, bo bo, thời tiết, sức khoẻ họ hàng đôi bên. Họ cứ muốn nói to một điều ấm ức nào đấy mà không tiện. Không thể kết thúc ngay câu chuyện. Nhưng để kéo dài câu chuyện thì lại không biết bám víu vào đâu.

Trong ánh mắt ba người từng trải qua hai cuộc chiến gần suốt cuộc đời, tôi thấy bao nhiêu là sự ngậm ngùi, cam chịu mà sẻ chia thông cảm. Họ vẫn còn giữ được niềm tin vững chắc vào những chân lý thuộc về lẽ công bằng. Tin vào sự thiêng gọi là tình đồng chí.

Người đàn bà nhìn lên di ảnh chồng, tĩnh lặng.

- Ông nhà cháu đã bảo với tôi rằng, ông như cây lúa trổ bông cho hạt rồi. Chỉ còn rạ với rơm. Rạ thì cày ải úp xuống cho đất ruộng thêm tơi nhuần. Rơm thì phơi khô dự trữ cho trâu bò tăng sức cày kéo mùa vụ.

Thiếu tá Nguyễn Ngọc Chiển ái ngại.

- Vĩnh Yên còn mênh mông ruộng đất. Sao anh chị không chọn điểm nào bằng phẳng, gần đường, gần chợ sinh hoạt cho tiện sinh hoạt. Đây tuy cao, nhưng là chỗ lò chum vại cũ, xung quanh hãy còn mồ mả, lối vào lầy thụt…Già cả rồi mà anh chị lại chọn chỗ chông gai để ở…

Bà Lê Thị Liên cười hồn hậu.

- Ông Kim Ngọc bảo ruộng đất rồi sẽ quí lắm. Không phải vô cớ ông cha nói tấc đất tấc vàng. Nếu thích lấy chỗ bằng phẳng đông vui thì phải xén vào ruộng đất canh tác. Ông ấy thích có vườn rộng. Mơ sẽ có một vườn táo sum suê. Muốn tự mình thực hiện khoán quản cho mình ngay trên mảnh đất mình khai hoang vỡ rậm…

Dường như hồn Kim Ngọc đã trở về. Nụ cười bỗng rạng trên gương mặt héo khô của cô sơn nữ xứ Tuyên thuở nào. Hào hứng bà bước ra hiên chỉ tay ra mấy phía vườn.

- Trước khi về hưu, ông Kim Ngọc đã nhờ mấy chú bên Xí nghiệp cơ khí Vĩnh Yên rèn nào cuốc bàn, cuốc chim, nào xẻng. Mấy ông già Sán Dìu bạn thân thuở tá điền trong Thanh Lanh mang cho mấy khúc tre đực làm cán.

Tôi và ông ấy, tự khoán mỗi ngày cuốc 4 mét vuông vườn, nhặt sạch sỏi đá, mảnh sành, mảnh vại. Đứa cháu gái con thằng cả cũng theo ông bà ra vườn. Cháu nhỏ nhưng cũng biết gom nhặt mảnh sành, mảnh vại giúp ông giúp bà. Chẳng may, tay cháu bị cứa đứt, máu chảy tóa ngón tay. Cháu cứ giơ lên trời kêu khóc sợ hãi.

Ông Kim Ngọc nhà tôi lấy vạt áo lau sơ qua bùn đất trên ngón tay cháu rồi đưa vào miệng ngậm một lúc rồi mới băng bó. Lúc sau cháu gái hỏi tại sao ông lại ngậm ngón tay đầy những máu. Ông cháu bảo rằng: Cháu là máu thịt của ông bà. Máu của cháu cũng là máu của ông bà. Tay chảy máu ngậm vào miệng mãi cũng hết chảy cháu ạ…

Gió thổi bùng mái tóc pha sương thoát khỏi vành khăn len, xoà kín mặt người đàn bà. Hình như trong khóe mắt bà có nước mắt, nhưng trên môi bà sao tôi lại thấy nụ cười rạng niềm tin.

Câu chuyện tôi nghe bập bõm ngày xưa về khoán trong nông nghiệp và số phận người đảng viên Kim Ngọc, khai sinh ra nó là đề tài lúc rầm rì lúc công khai có ở mỗi tổ đội sản xuất, ở mỗi quán nước chè, quán cà-phê trong suốt mấy chục năm, suốt từ Móng Cái đến mũi Cà Mau.

Và, cho đến thời điểm này, khi người nông dân toàn quốc, đã thừa lúa gạo xuất khẩu, họ dù không biết chữ, hay nghễng ngãng điếc lác còn biết Kim Ngọc là ai, thì dường như vẫn chưa có hồi kết câu chuyện về ông. Người ta đang hồi cố về Kim Ngọc với bao nhiêu niềm vui và nỗi buồn.

Người ruột thịt xung quanh tôi phần đông là nông dân. Nên ít nhiều tôi thấm hiểu thế nào là sự biết ơn của họ với nhà cải cách Kim Ngọc. Và, chính tự thân tôi cũng muốn một lần chính thức cảm ơn ông, với tư cách là một con người với một con người.

Ông đã làm vợi bớt đi bao nhiêu là gánh nặng trách nhiệm lo toan bất lực của tôi với người thân ở làng ở xóm, vì thóc nghĩa vụ vì chỉ tiêu lợn hơi. Và, những người thân cuả tôi ở xóm ở làng cũng không còn thắc thỏm thương các con cháu ở thành phố ăn gạo hẩm, ăn sắn khô mốc.

Ở mỗi bến tàu bến xe không còn cảnh bà mẹ nông dân còng lưng van xin quản lý thị trường khi mang theo một vài cân chè khô. Những chuyện thật mà ngỡ như không có. Không ngờ phải mất khoảng thời gian tính cho một thế hệ trưởng thành, tôi mới có lý do để trở lại ngôi nhà mà nhà cải cách nông nghiệp Kim Ngọc đã sống mấy tháng cuối đời.

Tham vọng lý giải hiện tượng Kim Ngọc với vô số câu hỏi và nhiệm vụ tự đặt ra, tôi những mong điều đó khiến mình yên lòng. Và, phần nào giúp bạn đọc phác họa chân dung một ngưỡi Cộng sản, dám xác quyết hy sinh sinh mạng chính trị đang thăng tiến vì bát cơm của mỗi người nông dân.

Một người dám nói ngược chân lý chính thống nuôi dưỡng ý chí thích công to, việc lớn và lòng tự hào của cả một quốc gia đang nồng nàn, phăng phăng cuộn chảy, phấn đấu cho thế giới đại đồng.

2. Mối tình đầu của cô sơn nữ

Với cô sơn nữ Lê Thị Liên sinh năm 1921 ở làng Sơn Nam ven sông Lô của huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang thì buổi chiều mùa xuân năm 1943 là buổi chiều định mệnh. Người thiếu nữ, tóc dài da trắng, tính tình bộc trực, thẳng thắn con gái út của hào phú yêu nước Lê Khắc Cần từ ngoài bãi dâu ven sông Lô về nhà, treo cái cuốc lên đầu hồi tường bếp vừa buông quần, bỗng lúng túng.

Một người trai lạ đang đứng trước sân.

Người trai tầm thước, tóc ngắn, vẻ ưu tư, khắc khổ, quần áo nâu sờn mòn, đôi bàn chân trần nứt nẻ, choãi ngón bám chặt lấy mặt sân, tay khoanh trước ngực. Chiếc túi vải chàm đeo chéo hông. Đôi mắt sáng trầm. Anh ta khẽ gật đầu chào. Phong thái đàng hoàng tự chủ, cứ y như anh ta mới là chủ nhà, còn cô là khách. Người con trai ấy chính là Kim Ngọc.

Anh được Việt Minh phân công về vùng Sơn Nam, tổ chức và huấn luyện chính trị và quân sự cho lực lượng cách mạng ở đây. Cô không dám đáp lễ mà chạy ngay vào bếp hỏi mẹ.

- Bầm ơi. Hình như lại có cán bộ Việt Minh đến ở nhà mình.

- Anh Nguộc sẽ ở nhà ta lâu lâu. Con nhớ cơm nước chu đáo. Việc gì cần hỏi thì hãy hỏi, không tò mò. Người lạ thắc mắc thì bảo anh họ ở dưới quê lên tậu trâu chọi…

Vừa lúc ấy, người thanh niên ngó vào khuôn cửa bếp chập chờn ánh lửa, lễ phép.

-Thưa bá, bá cho cháu mượn con dao rựa.

Người thanh niên lặng đến gốc mít cuối vườn, dựng đống củi cảnh, xắn tay làm việc. Củi dài thì anh chặt ngắn. Củi to thì anh chẻ ba, chẻ tư. Đống củi được xếp lại chẳng mấy chốc đã cao ngang thắt lưng. Cả hai mẹ con cô, bỗng như bị thôi miên vì sự thuần thục công việc nhà nông của người thanh niên có tên Nguộc.

Từ bữa đấy, hôm nào không bận đi tuyên truyền, vận động, giác ngộ bà con quanh xóm Sơn Nam tham gia Việt Minh, anh Nguộc lại theo chân cô Liên ra cánh bãi làm cỏ hái dâu. Vốn con nhà khá giả, cô Liên tham gia việc đồng áng như một sự tuỳ hứng thích thì làm, không thích thì chơi.

Cô không quá chú tâm đến việc phải làm cỏ như thế nào, hái dâu như thế nào. Hái dâu cô vít cả ngọn dâu mà tuốt trơ trụi cả lá bánh tẻ lẫn búp non. Cô chạy ngang dọc bãi dâu, bắt cào cào châu chấu. Lá dâu tươi nhựa vương vãi kín lối đi.

Còn anh Nguộc giỏ sau lưng đầy lèn chặt tay, thì giỏ trước ngực cũng tới miệng. Dõi theo Liên chạy nhảy, Nguộc chau mày vẫy vẫy tay.

- Cô Liên lại đây tôi bảo tí.

- Có gì mà bảo tí mới lại bảo nhiều. Anh không thấy em đang bận đây à ?

- Bận cũng bỏ đấy.- Nguộc đã hơi sẵng giọng.- Cô không thể làm ăn tắc trách, cẩu thả như thế này được…

Mồ hôi mướt tóc mai, Liên hớt hơ chạy đến.

- Đây cô mở to mắt mà xem. Cô hái dâu mà như bóp cổ cây dâu thế này thì làm sao nó sống được. Làm sao có đủ lá dâu cho tằm lứa sau đây. Tằm mà chết thì có khác gì cô đốt nhà mình không ? Trông đây này, người ta phải nắm phần thân cứng, ngắt từng chiếc lá bánh tẻ một, hiểu không ?

Liên ngỡ ngàng, nhưng vì ngượng nên cố cãi cùn:

- Ơ hay, cái nhà anh Nguộc này, đây là dâu nhà em, thì em muốn hái thế nào mà chẳng được. Ai khiến anh…

Nguộc nổi nóng, giậm chân.

- Phải, cô không khiến tôi. Tôi tự khiến tôi đấy. Nhưng đã là người nông dân làm ruộng chăn tằm thì phải biết thương biết xót con giống cây của chứ. Như thế thì mới hòng có miếng mà ăn chứ. Cô không biết là bố mẹ, anh em nhà cô đã vất vả bao nhiêu mới dư chút ít đồng tiền bát gạo đóng góp cho Việt Minh không. Của riêng mà cô thịa thế này, thì mai mốt cô làm ăn chung thì sẽ ra sao đây?

Dỗi anh Nguộc, Liên bỏ ra bờ sông Lô nghịch cát. Nhìn theo cô gái, thở dài, Nguộc cúi xuống nhặt hết những lá dâu rơi vãi vào sọt của mình. Ra vẻ thế, nhưng Lê Thị Liên đã thầm cảm mến người cán bộ Việt Minh, giỏi việc huấn luyện quân sự, giảng dạy chính thông thạo, sành sỏi việc nhà nông từ lúc nào không hay.

Mùa kén ươm tơ vàng năm ấy, cô đã khâu bộ quần áo đũi và mua một đôi dép cao-su trắng tặng anh. Còn anh, chép lại những bài học chính trị trên những trang giấy trắng trong vở ghi của cô đầy đủ hơn. Biết cô ưa hình thức, anh Nguộc đã lựa khẩu súng mới nhất dành cho cô luyện tập.

Nương dâu bãi bồi ven sông Lô vào mùa cắm hom mới. Nguộc và Liên tranh thủ cuốc đất đêm trăng, bởi việc rèn luyện chiến thuật quân sự và học tập đã chật kín thời gian ban ngày. Nhưng hồi chiều, anh Nguộc nói nhỏ với cô, rằng, đêm nay có chuyện quan trọng muốn tâm sự. Nhưng trăng đã chếch đầu núi xa, mà anh Nguộc vẫn hì hụi cuốc, không đả động đến chuyện quan trọng kia.

Nhìn mồ hôi thẫm đen, ngực áo, cô linh cảm anh đang có điều khổ tâm, vướng bận. Đã mấy lần anh chống cuốc, ấp ứ định nói. Liên phải ý tứ nhắc khéo.

- Anh Nguộc, anh xem trăng đã gác núi kia kìa.

Người thanh niên bỗng run lên, bổ một nhát cuốc phập xuống lút cán. Xoa hai bàn tay lấm bụi phù sa mờ mờ bốc lên như khói trong ánh trăng.

- Tôi muốn hỏi đồng chí làm vợ. Đồng chí…Liên…Liên thấy thế nào?

Bên tai dường như vẫn còn vang tiếng mẹ cô, nhắc khéo, mươi hôm trước.

- Bầm thấy anh Nguộc là muốn thương yêu con thực lòng. Mà con thì chắc cũng mến nó rồi. Con gái mà lấy nhầm chồng thì …cuộc đời... Nhưng con lựa khéo mà hỏi han gia cảnh nhà người ta xem. Bầm nghe đâu, ở dưới quê anh Nguộc đã có vợ. Nhưng chị ta phản đối anh Nguộc đi theo Việt Minh. Con liệu bề mà dò nguồn suối lạch sông xem thế nào…

Người thiếu nữ miền sơn cước ngõ ngàng. Người thanh niên Việt Minh dập dồn nói trong hơi thở.

- Thú thực, là tôi cũng đã một lần cưới hỏi, nhưng người ta không thể cùng tôi trên con đường tôi đang đi. Nhà người ta đã trả lại lễ chạm hỏi cho nhà tôi rồi. Nhà tôi nghèo, không có bao lăm ruộng đất. Năm anh em trai đều xa làng từ nhỏ làm tá điền khắp các cửa nhà giàu.

Tôi sinh ra là để cho đất đai. Tôi yêu đất đai hơn bao giờ, tôi mê trồng lúa, trồng cây. Tôi đi theo Việt Minh là để kiếm mảnh đất cho mình. Khẩu hiệu của Việt Minh là người cày có ruộng. Mai này đất nước thoát khỏi ách Nhật- Tây, tôi sẽ về trang Sơn Nam ở rể cày ruộng chăn tằm cùng Liên…

Cô hỏi anh về cái họ Kim lạ lùng, thì anh tần ngần cho hay. Họ Kim nhà anh chính là họ Lê. Anh là con cháu nhóm những người trung thành với nhà Lê phản đối Tây Sơn nên đã phải rời kinh thành, mai danh ẩn tích…Lê Thị Liên ngỡ ngàng, thì ra anh Nguộc là người cùng họ. Nhưng họ Lê nhà cô thì lại từ vùng Lập Thạch chuyển cư lên Sơn Nam.

Lê Thị Liên học xong lớp quân chính 3 tháng do đồng chí Song Hào giảng dạy và phụ trách vừa lúc Cách mạng tháng 8 thành công. Trong niềm vui chung, Kim Ngọc và Lê Thị Liên đính hôn. Lễ cưới ở Tân Trào, chủ hôn là đồng chí Hoàng Quốc Việt. Gia đình nhà vợ giết bò, mổ lợn khao cả trang Sơn Nam vì cưới được rể hiền là cán bộ Việt Minh.

Kim Ngọc ở nhà vợ chừng vài tháng, nhưng do công tác đòi hỏi thi thoảng mới đập đểnh đáo qua nhà vợ được mươi tối. Người vợ trẻ Lê Thị Liên cũng bị cuốn theo vào công tác đoàn thể. Vợ chồng mới cưới, nhưng hóa ra vẫn không thể sống chung một nhà. Thi thoảng hai vợ chồng gặp nhau ở đâu đó trên đường công tác. Nhưng cả hai cũng chỉ biết nhìn ngắm nhau suông. Ngủ nhà cơ sở, mỗi người ở mỗi giường.

Thấy con dâu muộn cháu, mẹ chồng đã toan bắt Kim Ngọc lấy vợ khác để có người nối dõi tông đường. Chuyện đó rồi cũng đến tai tổ chức, từ đó bà Liên được bố trí bên cạnh Kim Ngọc vui cùng cái vui, buồn cùng cái buồn để giúp đỡ và chăm sóc người bạn đời, người đồng chí cho đến tận giây phút ông hấp hối trên giường bệnh.

Năm 1947 đứa con trai đầu lòng của họ chào đời trong kháng chiến, tên là Kim Sơn, người con trai thứ là Kim Nam. Tên hai người con trai, mang tên làng Sơn Nam, nơi chứng kiến tình yêu, và tình đồng chí gắn kết hai con người chung vào một số phận đặc biệt.

Từ một cô gái con phú nông giàu có, không phải lo toan miếng cơm manh áo, bây giờ lấy Kim Ngọc, bà Lê Thi Liên bỗng nhiên phải lo toan chăm nuôi các con, kề vai bên người chồng đau yếu luôn luôn. Vậy mà bà đã vượt qua bao nhiêu cam go thử thách không lời ấy, để làm tròn bổn phận, người vợ thủy chung, người đồng chí tận tụy của Kim Ngọc. Đặng để ông không bận lòng, dồn toàn tâm huyết lo việc nước…

Những cây mít, hàng chè lơ thơ cọng tăm ngày xưa. Mít đã sắp thành cây cổ thụ. Hàng chè tươi hái lá đã lực lưỡng vươn cao. Khu đồi hoang phế đã có hàng rào gạch xây quanh.

Vóc dáng khiêm tốn một trang trại trong lòng thành phố Vĩnh Yên.

3. “Ôi, nỗi đau đồng chí...”

Từng ấy năm, tôi đã qua lại phố thị Vĩnh Yên từ thị xã tróc lở lên thành phố Vĩnh Yên náo nức không đếm được lượt. Con đường có vòng vèo thì cũng mười phút xe máy, vậy mà tôi đã không có được nghĩa cử như là hai người thủ trưởng cũ, như là bao nhiêu con người từ nông dân đồng bằng Nam Bộ đến lãnh đạo đất nước, ghé vào ngôi nhà tuềnh toàng thắp lên chút ít tri ơn trong khói hương trầm.

Bà Lê Thị Liên có thể không nhớ tôi là chú lính đói ăn vào ngày xuân năm ấy đã nhận từ bà mấy chiếc kẹo chanh Hải Châu lọt gió thấm đường qua lớp giấy dầu dấp dính lòng tay.

Điềm tĩnh và cả sự chuyển động chậm của tuổi già, bà mời tôi vào nhà. Dường như việc tiếp khách ngày ngày đến thắp hương và ngắm nhìn chân dung Kim Ngọc là việc bình thường với bà. Dù tôi có là ai thì bà cũng không cảm thấy xa lạ.

Nhưng lạ kỳ, bà vẫn nhớ tôi. Bà bảo rằng, bà quên nhiều thứ, nhưng nhiều thứ bà không thể quên. Nhất là hôm ấy là ngày rằm tháng Giêng. Cỏ hãy còn chưa xanh kín mộ Kim Ngọc trên đồi đá ong. Cậu giờ béo tốt rồi, tóc cũng điểm sương hai bên thái dương rồi…

Phòng khách hẹp và dài. Vẫn chiếc ấm giỏ cũ, vẫn bộ ghế kiểu cổ bốn chiếc, bàn vuông mặt đá. Bộ xa-lông giả da được kê thêm gia tăng chỗ ngồi. Bàn thờ Kim Ngọc sơ sài ngày xưa thì đã có tủ thờ. Bức tượng bán thân, đúc đồng, quà tặng của Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc nhân 90 năm ngày sinh Kim Ngọc đặt đằng sau bát hương.

Thần thái bức tượng, ung dung, trầm mặc. Hai bên vai tượng tàn hương trắng xám. Trên tường những bằng khen, huân huy chương, những bức ảnh đen trắng đã tháo dỡ mang đi đâu đó. Lỗ chỗ dấu đinh đó đây trên tường vôi xanh ẩm.

Thấy tôi ngẩn ngơ, bà Lê Thị Liên thở dài.

- Tôi cũng không muốn thay đổi làm gì. Nhưng cái nhà này ngày xưa mua thanh lý Nhà nước bán cho thời bao cấp rệu rã ụp lúc nào không hay. Cây cầu Cần Thơ vững thế mà còn đổ kia mà. Huống hồ nhà đã 30 năm, xây lúc khủng hoảng kinh tế. Mấy hôm nữa sẽ tháo dỡ một phần nhà, nhưng tôi sẽ xây lại nguyên mẫu. Nó sẽ cứng chắc, bền vững để có chỗ thắp hương lâu dài cho ông ấy.

Bà nhấc ấm giỏ rót cốc nước chè xanh, vàng óng màu mật ong.

- Anh uống nước đi. Đây là chè xanh được ông Kim Ngọc trồng từ ngày mới về đây khai phá. Con đường hoa sữa ngoài kia, là cả nhà tôi, các con các cháu phải dốc sức từng tháng, từng năm, mua góp xe trâu, xe công nông đất đá đắp nên lối đi qua lòng ao cũ. Anh có biết vì sao không?

Chẳng là lúc ông nhà tôi còn sống, ông đứng trên sân nhà nhìn lối vào lầy thụt mà ước ao. Sau này nhất định sẽ phải có một con đường thẳng với hàng cây trồng hai bên…

Khu ao thả cá phía cuối vườn cũng vậy. Đó là ý nguyện chưa thành của ông Kim Ngọc. Các con tôi đã tích cóp xây dựng nên. Hy vọng ít nhiều làm mát mẻ linh hồn cha.

Dù không muốn làm bà đau, nhưng tôi không thể không hỏi một câu mà bao nhiêu người đã muốn hỏi bà, nhưng vì lý do nào đó đã không được may mắn như tôi. Vả lại, nếu hôm nay, tôi không hỏi bà thì sẽ chẳng bao giờ có cơ hội.

- Thưa... bác còn nhớ, hôm báo ND đăng bài phê bình khoán hộ của Kim Ngọc. Rồi thì Tỉnh ủy Vĩnh Phú họp gần một tuần để kiểm điểm ông cháu không ạ?

Bà Lê Thị Liên bặm môi, nuốt nước bọt, ái ngại lẫn tự hào nhìn lên bức chân dung đúc đồng của chồng. Mãi một lúc lâu bà mới cười cười.

- Anh hỏi lạ - Bà Liên chỉ tay vào nơi lồng ngực - Nó nằm ở sâu mãi trong này. Đầu tôi có thể quên, nhưng trái tim tôi thì vẫn nhớ…Hôm ấy không khí nặng trĩu, tù đọng. Ông Kim Ngọc trở về nhà ngồi co cả hai chân lên mặt ghế im im giữa nhà không bật điện, ống quần kéo cao quá gối.

Tiếng nõ điếu khoét từ gốc cây sim trên núi Tam Đảo mà người bạn già người Sán Dìu tặng ông ấy, trước khi cả nhà lên Việt Trì, mười lăm hai mươi phút lại rít lên đon đót khoan xoáy vào màng nhĩ. Tôi bảo, ông ơi mời ông xuống bếp ăn cơm. Cơm xếp lâu rồi. Các con đang đợi ông.

Ông ấy chỉ phẩy tay ra hiệu cho tôi đi ra. Ngồi thu lu đến gà gáy lần thứ 4, ông mới ngả lưng một chút. Đài chưa nổi nhạc thể dục đã lại lục ục thuốc lào. Sáng sớm, tôi nhìn khắp gian nhà bã thuốc lào chi chít như ốc sên mới nở. Bó đóm tre ngâm, chặt một tay nén mà không còn một thanh nguyên.

Cả ngày hôm sau, cũng lại kiểm điểm tiếp tục trên hội trường. Bữa trưa ông bỏ cơm hội nghị, về nhà nằm khan. Gần một tuần, ông ấy chỉ uống nước, ăn mấy chiếc bánh bích quy, hút thuốc lào. Những hôm ấy, có đêm ông xuống chuồng lợn cạnh bếp, nấu cám cho lợn ăn.

Chả là, tuy ở tập thể, nhưng hồi đó, nhà tôi vẫn thích chăn nuôi, tăng gia thêm để có chút cải thiện. Con đông mà ông ấy lại không bao giờ nhận biếu xén, hay đề xuất mua thêm, mua nếm gì ngoài những thứ Văn phòng Tỉnh ủy phân cho.

- Sao hở bà, ông Kim Ngọc nấu cám nuôi lợn tăng gia cải thiện cho gia đình?

- Đời nào lại bắt ông ấy làm thế! Tôi xuống bếp xua ông ấy và bảo. Thôi, ông có ngẫm có nghĩ thì lên nhà, ai lại ngồi đun cám thế này, quân tử phải giữ mình chứ.

Gạt than hồng giữa lòng bếp, thả thêm củi khô, ông ấy làm như không có tôi bên cạnh mà chỉ lẩm bẩm: Ôi, nỗi đau đồng chí... Đó là câu nói duy nhất mà tôi nghe được từ miệng ông ấy than van về sự kiện đó…

Bỗng có tiếng nồi chậu xô nhau trong bếp loàng thoàng. Bà Liên vội đứng dậy chậm chạp lần xuống gian bếp, tôi bám theo bà. Hóa ra chỉ có con mèo lục ăn làm đổ mâm bát, trúng chiếc chậu giặt. Mắt tôi bị hút ngay vào chiếc chậu giặt sáng lóa, to lạ lùng, người lớn có thể ngồi gọn lỏn bên trong.

Bà Liên dọn lại mâm bát, đặt chiếc chậu ngay ngắn, cười tươi.

- Đấy, tài sản vật chất ông Kim Ngọc nhà tôi sắm được ngoài một lô lốc những huân huy chương, bằng khen giấy khen thì có mỗi cái chậu này làm đồ dùng cho gia đình. Bao nhiêu lần tôi muốn xin phiếu định mua chiếc chậu nhôm Liên Xô nhưng ông ấy cứ gạt đi, bảo đã mua rồi, nhưng chưa tiện mang về.

Thì ra ông ấy xin được đoạn ống thùng xăng phụ của máy bay Mỹ ném bỏ, mang vào chân núi, nhờ ông bạn người Sán Dìu giỏi nghề rèn, gò chia đôi, mỗi người được một cái chậu. Nó được hơn ba mươi năm rồi mà vẫn cứng cáp, các cháu tôi mùa hè nào cũng tranh nhau tắm trong chậu của ông…

Bà Liên ngồi luôn xuống thềm, chỉ mông lung ra vườn.

- Ngoài kia còn cây vú sữa, ông Kim Ngọc xin cây con mọc ở dưới tán cây vú sữa nhà Bác Hồ. Giờ cũng sắp thành cổ thụ. Đã hơn ba mươi năm có lẻ ông Kim Ngọc nhà tôi nằm xuống…Giàn nhót trụ được mươi năm rồi thì cũng lụi tàn…

Hồi tưởng lại quá khứ, có thể lúc đầu là chỉ để tâm sự với tôi, nhưng sau đó là chuỗi tự sự độc thoại của bà Liên về những ngày cuối cùng chồng bà nằm ở Bệnh viện Việt Xô. Ông bệnh dạ dày đã mổ hai lần, giờ lại bị tắc đường phân. Mổ cho ông những lần trước là giáo sư Tôn Thất Tùng, nhưng lần thứ ba này giáo sư Tôn Thất Tùng đang công tác ở Pháp, người mổ thay là giáo sư Tôn Thất Lang. Ông Đặng Hữu Khiêm, phó ban Tổ chức T.Ư Đảng, vừa là bạn vừa là cấp trên, nắn nắn những ngón tay khô gầy của bạn, hỏi.

- Anh thấy thế nào? Có sợ không ?

Kim Ngọc cười khô héo.

- Sợ làm sao được. Chuyên môn bảo mổ thì cứ mổ thôi.

Tôi cầm bàn tay chồng mà ruột gan cứ thắt lại vì một linh cảm nặng trĩu lồng ngực. Mắt khép hờ, vẻ mặt bình thản hơn, hơi thở đều đặn. Nghẹn ngào, tôi cúi xuống khẽ hỏi.

- Ông ơi, ông có…có muốn nói gì với tôi và các con cháu không... thì ông nói đi…

Nhưng ông nhà tôi cứ nín lặng thiêm thiếp, bình an, trắng toát nằm trên giường đẩy, đang được các thầy thuốc đưa theo hành lang hun hút tiến vào phòng mổ. Tôi cố giữ bàn tay ông ấy trong tay mình thêm một giây lát.

Trước đó mấy hôm, ông ấy còn nháy ông Lê Dân lén kiếm cọng đu đủ nhét trong vạt áo ngực mồi thuốc lào, hút lén bác sỹ. Mùi thuốc lào nồng lên, tôi định cự nự thì ông ấy hít hà khoan khoái: “Ôi khoái quá, sướng quá đi mất chú Dân ạ. Mai lại nhớ mang cọng đu đủ vào nhé!”.

Thế mà lúc này Lê Dân và Đặng Hữu Khiêm đang thì thào trao đổi vẻ nghiêm trọng. Ông Khiêm, liếc nhìn tôi nói khẽ.

- Lát nữa ông Tôn Thất Lang ra khỏi phòng mổ mà tươi tỉnh thì tình hình còn hy vọng. Còn không, thì hiện trạng là 3 phần hy vọng trên 7 phần đen tối…

Nhưng mổ xong, máu vẫn chảy mãi không cầm được. Hôm ấy là 26 tháng 5 năm 1979. Người ta đặt thi hài Kim Ngọc vào hòm thiếc, đưa sang Bệnh viện Việt Xô. Tôi và các cháu muốn ông Kim Ngọc an táng ở Vĩnh Yên, nhưng Tỉnh ủy không đồng ý, lệnh phải đưa lên Việt Trì.

Khi đưa thi hài Kim Ngọc ngang Vĩnh Yên, thì người ta cho xe nghỉ ở khúc quanh Rừng Lim, trước ngã tư tòa nhà Tỉnh ủy bây giờ, để cho các con cháu tạt qua nhà lấy quần áo và đồ đạc.

Tôi vội vàng về nhà lục tủ, chỉ có mấy bộ quần áo bộ đội, mấy bộ pi-gia-ma, đôi giày da sờn mũi, mấy đôi tất thủng.

Tang lễ được tổ chức trọng thể, trong điều kiện lúc bấy giờ. Phải 5 năm sau, ván thiên mộ của ông ấy sập, nấm sụp xuống, năm lần bảy lượt tôi lên xin các ông tỉnh lúc bấy giờ để sửa mộ cho chồng mà không được. Vì lúc đó còn phải xin ý kiến Trung ương…

Một lần nữa, tôi lại xin đưa Kim Ngọc về quê, nhưng các ông tỉnh nói rằng, Kim Ngọc là Bí thư của cả hai tỉnh, Việt Trì hay Vĩnh Yên thì đều là quê hương cả.

Một ngôi mộ xây bề thế ở vị trí trang trọng ngay bên dưới biểu tượng của nghĩa trang. Người phụ trách xây mộ cho Kim Ngọc đã ghé tai tôi nói nhỏ. “Chúng em đã xây hết gần một tấn xi măng đấy chị ạ”. Chẳng biết thực hư, tôi chỉ biết gật đầu cảm ơn.

Mãi đến khi chuyển ông ấy về nghĩa trang Vĩnh Yên cho tiện bề hương khói, gia đình vẫn lo ngày trước xây nhiều xi măng thế rất khó khăn di dời. Nhưng khi vừa đụng cuốc, xẻng vào thì chỉ mỗi bề mặt là có xi măng loáng nhoáng, bên dưới thì toàn gạch bở bục, xếp chồng lên nhau nên cũng dễ làm lắm…

Cái số ông ấy thế, nó long đong lận đận. Mổ dạ dày ba lần. Chôn xuống đào lên cũng ba lần. Bây giờ thì Kim Ngọc, mộ đã ốp đá granít, đúc tượng đồng rồi. Huân chương Độc Lập hạng Nhất cũng đã trao rồi…nhưng…

Bà Lê Thị Liên như vẫn còn điều gì đó bận lòng. Bà đứng dậy thắp cho chồng tuần nhang nữa, sau mới tiếp tục câu chuyện.

- Nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước về công tác Vĩnh Phúc hoặc đi ngang qua đều vào nhà thắp hương cho Kim Ngọc. Còn các đoàn đại biểu ở các tỉnh, nhất là các tỉnh phía Nam, có nhiều cụ đảng viên lão thành, khi thắp hương cho Kim Ngọc đã ứa nước mắt.

Cách đây mươi năm, tôi ở trong đoàn cán bộ cựu chiến binh về chúc thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Biết tôi là vợ Kim Ngọc, Đại tướng đã kéo tôi ngồi lại gần và nói.

- Nông dân ta no ấm, trước hết là nhờ ơn Đảng, ơn Bác Hồ. Nhưng trong quá trình xây dựng đất nước thì chúng ta phải cảm ơn Kim Ngọc, một đảng viên sáng tạo, dám chịu trách nhiệm đến cùng trước nhân dân…

Khi còn đương chức, Chủ tịch nước Trần Đức Lương có vào thăm nhà tôi và tặng một túi quà và một triệu đồng. Tôi cũng đã thành tâm đề nghị Chủ tịch Trần Đức Lương về việc Đảng và Nhà nước cải chính hộ chồng tôi vài ba lời.

Ngày xưa báo N.D đã đăng bài phê phán ông ấy, thì nay cũng nên có đôi lời thưa lại. Cuộc đời đúng, sai là lẽ thường. Ông Kim Ngọc chắc không cần điều ấy, tôi cũng không cần điều ấy. Nhưng tôi nghĩ đến sau này khi tôi mất đi thì cũng nên có một sự rõ ràng minh bạch…

Tiếp lời tôi, ông Chu Văn Rỵ lúc đó là Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tháp tùng Chủ tịch cũng đề nghị là nên phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho Kim Ngọc…

4. Chiếc đồng hồ và lời dặn của người cha

Ông Kim Nam, người con trai thứ ngồi trò chuyện cùng tôi đằng sau lưng bức tượng đồng Kim Ngọc, trong căn nhà đang đập phá tu sửa, thì nhớ lại những ngày tháng ấy với sắc thái điềm tĩnh, và lặng lẽ.

- Ngày ấy, tôi đang học lớp 7, hệ phổ thông mười năm. Tôi chỉ cảm nhận được rằng bố tôi rất buồn. Nhiều hôm, tôi đi học về chào bố. Bố tôi yên lặng, mắt mở to, thảng thốt, mênh mông. Rõ ràng là tôi đang ở trước mặt bố mà bố không nhận ra. Nhưng tôi biết làm thế nào giúp được bố đây?

Trong lúc ấy đường đường bố là người có quyền hành to nhất tỉnh Vĩnh Phú. Một tỉnh kéo dài từ sân bay Nội Bài đến giáp thị xã Yên Bái. Chẳng lẽ bố tôi đã quên mất tôi?

Mọi khi, tôi đi học về, bao giờ bố cũng bảo tôi mở cặp, cho bố xem bài vở. Tôi đã ra đầu hè ngồi nhìn mãi màu hoàng hôn, nghe muỗi bay. Trong bếp tiếng bát đũa, xoong nồi lách cách. Tiếng mẹ và em gái tôi se sẽ thì thào.

Dường như dòng chảy hồi ức trong người con trai thứ, bỗng tràn dâng. Tôi rụt rè hỏi:

- Bí thư Kim Ngọc có định hướng cho các con mình phải làm gì không? Ví như là kỹ sư nông nghiệp hay kinh tế chẳng hạn…

- Với các con, ông cụ không bao giờ áp đặt. Anh cả Kim Sơn thích máy móc, thì cụ cho đi học cơ khí. Tôi thích súng đạn, giày đinh, quân phục, nên đã tình nguyện đi bộ đội. Tướng Đồng Sĩ Nguyên là chỗ quen biết, nhưng khi tôi vào Trường Sơn ông cụ cũng chẳng một lời thông báo cho bạn, tôi đang là lính của ông. Hôm tôi nhận quyết định nhập ngũ, bố gọi tôi lên ngồi đối diện bàn làm việc trên Văn phòng, hỏi.

- Có chắc chắn là con thích làm bộ đội, trực tiếp chiến đấu?

- Vâng. Con thích ạ.

- Vậy thì con phải chịu trách nhiệm với bản thân con. Và phải hoàn thành nhiệm vụ người lính một cách tốt nhất. Đạo đức của con người và giá trị của con người, chính là nằm ở chỗ phải hoàn thành bổn phận, vai trò, công việc được giao phó, hay tự nguyện gánh vác.

Con có thể thương tật, con có thể hy sinh, nhưng phải trung thực. Một khi con rèn được phẩm cách trung thực, thì con mới có lòng dũng cảm…Đó là cả một hành trình... một hành trình làm người con trai ạ…

Nhìn tôi hồi lâu, rồi ông lặng lẽ tháo chiếc đồng hồ Rô-lếch, quà tặng của Quân khu Việt Bắc, năm ông rời chức vụ Phó Chính ủy Quân khu về làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, đeo vào cườm tay tôi.

- Nó sẽ giúp con trong những phiên gác, những lần hiệp đồng chiến đấu… Hôm nay con thích ăn gì bảo mẹ nấu cho. Ngày mai con đi tập trung, mẹ sẽ đưa. Bố bận đi xuống huyện…

Tôi lặng lẽ quay đi. Tôi cảm giác cái nhìn của bố mãi sau lưng, trước khi bố cúi xuống đọc chồng tài liệu. Suốt những tháng ngày chiến trường, tôi cũng chỉ là anh lính như bao anh lính khác. Cứ mỗi lần nhìn chiếc đồng hồ, là tôi lại nguôi ngoai nỗi nhớ nhà. Tôi hình dung ra ánh mắt của bố đang nhìn. Bao nhiêu năm, tôi gần như đứt liên lạc với gia đình.

Mãi sau, tôi biết, ở nhà dù không nói ra, nhưng cả bố và mẹ đều nghĩ tôi đã hy sinh. Bố đã làm rất nhiều thơ tặng tôi. Nhưng bố chỉ đọc cho mẹ nghe. Đến khi tôi về, thì mẹ mới đưa những bản thảo đó cho tôi đọc. Bố đã gọi tôi thảng thốt là bông hoa thương nhớ của cả nhà. Một bông hoa đi vắng. Một bông hoa chờ ngày đậu quả.

Thật tiếc, không hiểu sao những bài thơ đó lại không còn. Tôi đã làm thất lạc chúng, năm bố tôi ốm đau. Bố làm bài thơ, nhân ngày nhận được lá thư duy nhất tôi gửi từ B2, mẹ tôi thi thoảng bây giờ vẫn đọc: Hôm nay nhận được thư con/Khác nào nắng hạn gặp cơn mưa rào/Bao mùa chinh chiến gian lao/Nhưng con đã lớn đã cao với đời/Mênh mông trái đất vòm trời/ Vừa qua mới chỉ bước đời phải đi/khuyên con giữ trí kiên trì/ta đi đâu phải chỉ vì mình ta/tin vui ta viết vài câu/ gửi người đồng chí bấy lâu xa nhà.…

Nhìn nơi cổ tay ông Kim Nam trống trơn, tôi bỗng chạnh lòng.

- Thế cái đồng hồ hiện nay ở đâu mà không thấy anh đeo?

Kim Nam nhìn lên bức tượng đồng Kim Ngọc, giọng nhỏ khàn.

- Tôi vẫn giữ được chiếc đồng hồ bố cho và mang trở về cùng ngày chiến thắng. Đã mấy lần rơi xuống suối sâu, mấy lần tôi đều lặn xuống tìm lại. Tôi thấy được nó bởi ánh dạ quang le lói trong làn nước đục.

Sau này, chú em tôi thích, tôi đã đưa cho em dùng. Chú ấy ở Sài Gòn, mấy năm đầu chưa quen công việc, chắc là quá khó khăn nên đã không giữ lại được. Tôi biết, nhắn vào tìm cách chuộc lại nhưng không được…

Còn tiếp

Nguyễn Tham Thiện kế

theo tien phong ol

http://www.tienphong.vn/Tim-Kiem/Index.html?keyword=Nh%C3%A0%20c%E1%BA%A3i%20c%C3%A1ch%20Kim%20Ng%E1%BB%8Dc%20-%20cha%20%C4%91%E1%BA%BB%20kho%C3%A1n%2010

Đọc thêm!

Monday, November 8, 2010

Giai đoạn cuối đời của Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm một đồi cây ở Phú Thọ, 1964
Từ khoảng nửa đầu thập niên 1960, Hồ Chí Minh được coi như chỉ còn nắm giữ vai trò biểu tượng của cách mạng. Ông dành nhiều thời gian để đi thăm hỏi đồng bào. Quyền lực khi này dần dần tập trung về tay bí thư thứ nhất Lê Duẩn và một số nhân vật gần gũi trong Đảng Lao động Việt Nam, những người này đã chủ trương tích cực thúc đẩy quá trình thống nhất đất nước bằng cách đẩy mạnh cuộc chiến tranh ở miền Nam.
Ít lâu sau khi Hoa Kỳ bắt đầu cuộc chiến tranh công kích, ném bom vào miền Bắc Việt Nam, Hồ Chí Minh nhận được điện từ nhà triết học nổi tiếng người Anh Bertrand Russell - một người yêu hòa bình. Trong điện này, Russell nêu ra quan điểm chống đối của nhà triết học này đối với sự can thiệp của quân đội Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Đáp lại, ông gửi Russel điện cảm ơn vào ngày 10 tháng 8 năm 1964. Điện này có đoạn:
“ Chúng tôi luôn thiết tha với hoà bình và chủ trương giải quyết vấn đề Việt Nam bằng phương pháp hoà bình. Tôi cảm ơn cụ đã quan tâm đến tình hình nghiêm trọng do Mỹ gây ra trên đất nước chúng tôi và xin gửi cụ lời chào kính trọng. ”
—Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh liên tục ốm nặng trong khoảng hơn 3 năm cuối đời. Trong thời gian quanh sự kiện Tết Mậu Thân 1968, ông đang trong đợt dưỡng bệnh dài ngày tại Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và chỉ quay về Việt Nam ít ngày vào tháng 12 năm 1967 để phê duyệt quyết định tổng tấn công
Hồ Chí Minh bắt đầu viết di chúc vào dịp sinh nhật lần thứ 75 của ông năm vào ngày 10 tháng 5 năm 1965, và sửa lại trong những dịp sinh nhật tiếp theo. Ông mang di chúc ra viết và dặn lại Vũ Kỳ: "chú cất giữ cẩn thận, sang năm, mồng 10 tháng 5 nhớ đưa lại cho Bác". Mở đầu bản di chúc năm 1965 có đoạn: "Nhân dịp mừng 75 tuổi... Năm nay tôi 75 tuổi, tinh thần vẫn sáng suốt, thân thể vẫn mạnh khỏe. Tuy vậy, tôi cũng là lớp người 'xưa nay hiếm'...".
Trong di chúc, ông có viết
“ Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. ”
—Hồ Chí Minh
“ Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. ”
—Hồ Chí Minh
Qua đời


Các thiếu nhi khóc trong lễ tang Hồ Chí Minh năm 1969
Hồ Chí Minh qua đời vào hồi 9 giờ 47 phút sáng ngày 2 tháng 9 năm 1969 (tức ngày 21 tháng 7 âm lịch) tại thủ đô Hà Nội, hưởng thọ 79 tuổi. Ngày mất của ông ban đầu được Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam công bố là ngày 3 tháng 9, đến năm 1989 mới công bố lại là ngày 2 tháng 9.
Hà Nội đã nhận được hơn 22.000 bức điện chia buồn từ 121 nước trên khắp thế giới. Nhiều nước trong khối xã hội chủ nghĩa đã tự tổ chức truy điệu và đưa ra những lời ca ngợi ông. Một tuyên bố chính thức từ Moskva đã gọi Hồ Chí Minh là một "người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam anh hùng, nhà lãnh đạo xuất chúng của Cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc, và một người bạn lớn của Liên bang Xô Viết". Từ các nước Thế giới thứ ba, người ta ca ngợi ông trong vai trò của người bảo vệ những con người bị áp bức. Một bài báo xuất bản ở Ấn Độ miêu tả ông là sự kết tinh của "nhân dân và hiện thân của khát vọng đấu tranh cho tự do và cho sự đấu tranh bền bỉ của nhân dân". Những bài báo khác đề cao phong cách giản dị và đạo đức cao của ông. Một bài xã luận trên một tờ báo của Uruguay viết:
“ Ông có một trái tim bao la như vũ trụ và tình yêu trẻ thơ vô bờ bến. Ông là hình mẫu của sự giản dị trong mọi mặt. ”
Phản ứng từ các nước phương Tây dè dặt hơn. Nhà Trắng và các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ từ chối bình luận. Báo chí phương Tây đặt sự chú ý cao đối với cái chết của Hồ Chí Minh. Các tờ báo ủng hộ phong trào phản chiến có xu hướng miêu tả ông như là một đối thủ xứng đáng và là người bảo vệ cho những con người bị áp bức. Ngay cả những tờ báo đã từng phản đối mạnh mẽ chính quyền Hà Nội cũng ghi nhận ông là người đã cống hiến cả cuộc đời cho công cuộc kiếm tìm độc lập và thống nhất đất nước Việt Nam của ông, đồng thời là tiếng nói nổi bật trong việc bảo vệ những dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Tại Vương quốc Anh, hay tin Hồ Chí Minh qua đời, vào ngày 12 tháng 9 năm 1969 Pet-ghi Đap-phơ - nhà báo tờ "Báo Diễn đàn", đã ghi nên một bài báo có độ dài không ít, trong đó ông được xem như: “Hồ Chí Minh, một người vừa là G. Oasinhtơn, vừa là A. Linhcôn của đất nước mình”.
Tang lễ được tổ chức vào ngày 9 tháng 9 tại quảng trường Ba Đình với hơn 100.000 người đến dự, trong đó có các đoàn đại biểu từ các nước xã hội chủ nghĩa. Hàng triệu người trên khắp đất nước Việt Nam đã khóc. Điếu văn truy điệu ông do Bí thư thứ nhất Lê Duẩn đọc, có đoạn viết:
“ Hồ Chủ tịch kính yêu của chúng ta không còn nữa. Tổn thất này vô cùng lớn lao. Đau thương này thật là vô hạn ! Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch - Người anh hùng dân tộc vĩ đại. Và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta... ”
—Lê Duẩn
Trong bài thơ "Bác ơi" của Tố Hữu, sáng tác ngày 6 tháng 9 năm 1969, có đoạn:
Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
Trong di chúc, ông muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba miền đất nước. Tuy nhiên, theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chí Minh để sau này nhân dân cả nước, nhất là nhân dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng ông. [77][78][79] Từ đó đến nay, thi hài ông được bảo quản trong lăng tạiHà Nội, tương tự như đối với thi hài Lenin ở Moskva
Cuộc sống đời thường


Hình Hồ Chí Minh ăn mừng ngày quốc tế thiếu nhi với các em
Ngày 19 tháng 5 năm 1946, sinh nhật Hồ Chí Minh lần đầu tiên được tổ chức nhằm mục đích nâng cao tinh thần đoàn kết dân tộc. Dù là người đứng đầu một nước nhưng sinh nhật của ông được tổ chức rất đơn sơ, giản dị và mộc mạc. Những năm sau đó, sinh nhật của ông thường chỉ được tổ chức vào năm chẵn, còn các năm khác thì ông thường lặng lẽ tổ chức một bữa "ăn tươi" nho nhỏ với vài cán bộ thân cận. Trong hai lần sinh nhật cuối đời, Hồ Chí Minh đều lấy dự thảo di chúc ra sửa lại. Tuy ông là chủ tịch của một nước nhưng đời sống sinh hoạt hằng ngày cũng chả khác mấy so với người thường, ông sống trong một căn nhà tranh hay còn gọi là túp lều. Bữa ăn đạm bạc của ông đã được người trong và người nước nhận xét là rất giản dị và đơn sơ và theo thủ tướng Phạm Văn Đồng, người đã nhiều lần ăn chung với ông, nhận xét ông ăn vừa đủ không bỏ món thừa và ăn không sót một hột cơm vì ông tôn trọng thành quả lao động của nông dân. Đọc thêm!

Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) là một nhà cách mạng, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969, kiêm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ 10/1956 đến 1960. Cuộc đời Hồ Chí Minh là một cuộc hành trình huyền thoại. Trong chuyến hành trình 30 năm đi tìm đường cứu nước cho dân tộc mình (từ năm 1911 cho đến năm 1941) , ông đã tới nhiều quốc gia khác nhau để trực tiếp quan sát những chuyển biến tại các nước châu Phi, châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ và Trung Đông - một việc mà không có lãnh tụ nào khác làm được trong thế kỷ 20.
Là nhà lãnh đạo được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng, lăng của ông được xây ở Hà Nội, nhiều tượng đài của ông được đặt ở khắp mọi miền Việt Nam, hình ảnh của ông được nhiều người dân treo trong nhà, đặt trên bàn thờ , và được in ở hầu hết mệnh giá đồng tiền Việt Nam. Ông được thờ cúng ở một số đền thờ và chùa Việt Nam. Ông đồng thời cũng là một nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng cả tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Anh. Là một nhà lãnh đạo nổi tiếng ở Đông Nam Á, ông đã kết hợp chủ nghĩa Marx với chủ nghĩa dân tộc Việt Nam.
Theo gia phả của dòng họ Nguyễn ở làng Kim Liên tại Nam Đàn, Nghệ An thì:
"Hoàng sơ tổ khảo là Nguyễn Bá Phụ, tổ đời thứ hai là Nguyễn Bá Bạc, tổ đời thứ ba là Nguyễn Bá Ban, tổ đời thứ tư là Nguyễn Văn Dân,... tổ đời thứ năm, Nguyễn Sinh Vật là giám sinh đời Lê Thánh Đức (tức Lê Thần Tông) năm thứ ba..., tổ đời thứ sáu là Nguyễn Sinh Tài đỗ hiếu sinh khi 17 tuổi, năm 34 tuổi đỗ tam trường khoa thi Hội..., tổ đời thứ 10 là Nguyễn Sinh Nhậm)." Cả bốn đời đầu tiên của dòng họ đều chưa lấy đệm là "Sinh" và không rõ năm sinh, năm mất.
Ông tên thật là Nguyễn Sinh Cung (阮生恭, giọng địa phương phát âm là Côông), tự là Tất Thành. Quê nội là làng Kim Liên (tên Nôm là làng Sen). Ông được sinh ra ở quê ngoại là làng Hoàng Trù (tên Nôm là làng Chùa, nằm cách làng Sen khoảng 2 km) và sống ở đây cho đến năm 1895. Hai làng này vốn cùng nằm trong xã Chung Cự, thuộc tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn. Quê nội của ông, làng Kim Liên là một làng quê nghèo khó. Phần lớn dân chúng không có ruộng, phải làm thuê cấy rẽ, mặc quần ít, đóng khố nhiều, bởi thế nên làng này còn có tên là làng Đai Khố. Vào đời ông, phần lớn dòng họ của ông đều cơ hàn, kiếm sống bằng nghề làm thuê, và cũng có người tham gia các hoạt động chống Pháp
Thân phụ ông là một nhà nho tên là Nguyễn Sinh Sắc, từng đỗ phó bảng[11]. Thân mẫu là bà Hoàng Thị Loan. Ông có một người chị làNguyễn Thị Thanh, một người anh là Nguyễn Sinh Khiêm (tự Tất Đạt, còn gọi là Cả Khiêm) và một người em trai mất sớm là Nguyễn Sinh Nhuận (1900-1901, tên khi mới lọt lòng là Xin).
Theo lý lịch chính thức, Nguyễn Sinh Cung sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890, tuy nhiên có những thông tin khác không đồng nhất:
 Trong đơn xin học Trường hành chính thuộc địa, năm 1911, ông tự ghi là sinh năm 1892.
 Năm 1920, ông khai với một quận cảnh sát tại Paris ngày sinh của mình là 15 tháng 1 năm 1894.
 Theo một tài liệu do Phòng nhì Pháp lập năm 1931, có sự xác nhận của một số nhân chứng làng Kim Liên, quê nội của ông, thì ông sinh tháng 4 năm 1894.
 Trong tờ khai của ông tại Đại sứ quán Liên Xô ở Berlin, vào tháng 6 năm 1923, thì ngày sinh là 15 tháng 2 năm 1895.
 Trong dân gian và theo gia phả họ Hồ, Hồ Chí Minh được cho là cháu nội của Cử nhân Hồ Sĩ Tạo người Nghệ An.
Tuổi trẻ
Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng cha mẹ và anh trai vào Huế lần đầu tiên. Sau khi mẹ mất (1901), ông về Nghệ An ở với bà ngoại một thời gian ngắn rồi theo cha về quê nội, từ đây ông bắt đầu dùng tên Nguyễn Tất Thành. Tất Thành theo học cử nhân Hoàng Phạm Quỳnh và một số ông giáo khác[12].
Năm 1906, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba. Tháng 9 năm 1907, ông vào học tại trường Quốc học Huế, nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ[13]. Cha ông bị triều đình khiển trách vì "hành vi của hai con trai". Hai anh em Tất Đạt và Tất Thành bị giám sát chặt chẽ. Ông quyết định vào miền Nam để tránh sự kiểm soát của triều đình.
Đầu năm 1910, Nguyễn Tất Thành vào đến Phan Thiết. Ông dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ cho học sinh lớp ba và tư tại trường Dục Thanhcủa Hội Liên Thành[14][15]. Khoảng trước tháng 2 năm 1911, ông nghỉ dạy và vào Sài Gòn cũng với sự giúp đỡ của Hội Liên Thành. Tại đây, ông theo học trường Bá Nghệ là trường đào tạo công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp cho xưởng Ba Son ( bây giờ là trường Cao Đẳng kỹ thuật Cao Thắng ). Ở đây, ông học được 3 tháng. Sau đó ông quyết định sẽ tìm một công việc trên một con tàu viễn dương để được ra nước ngoài.

Thời kì 1911-1919


Mô hình chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville được trưng bày tại bến Nhà Rồng
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, ông lấy tên Văn Ba, lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville, với mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây. Sau khi ở Hoa Kỳ một năm (cuối 1912-cuối 1913), ông quay trở lại nước Anh làm nghề cào tuyết, đốt lò rồi phụ bếp cho khách sạn. Cuối năm 1917, ông trở lại nước Pháp, sống và hoạt động ở đây cho đến năm 1923.
Thời kì ở Pháp

Tấm biển đồng gắn tại nhà số 9 ngõ Compoint, quận 17 Paris: "Tại đây, từ năm 1921-1923, Nguyễn Ái Quốc đã sống và chiến đấu vì quyền độc lập và tự do cho nhân dân Việt Nam và các dân tộc bị áp bức"
Ngày 19 tháng 6 năm 1919 , thay mặt Hội những người An Nam yêu nước, Nguyễn Tất Thành đã mang tới Hội nghị Hòa bình Versailles bản Yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm để kêu gọi lãnh đạo các nước Đồng Minh áp dụng các lý tưởng của Tổng thống Wilsoncho các lãnh thổ thuộc địa của Pháp ở Đông Nam Á, trao tận tay tổng thống Pháp và các đoàn đại biểu đến dự hội nghị[16]. Bản yêu sách này do một nhóm các nhà ái quốc Việt Nam sống ở Pháp, trong đó có Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường và Nguyễn Tất Thành, cùng viết, và được ký tên chung là Nguyễn Ái Quốc. Từ đây, Nguyễn Tất Thành công khai nhận mình là Nguyễn Ái Quốc và sử dụng tên này trong suốt 30 năm sau đó[19].

Tranh biếm họa của Nguyễn Ái Quốc cho tờ Le Paria, đời sống người dân dưới ách thống trị của thực dân Pháp
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lenin, từ đó ông đi theo chủ nghĩa cộng sản. Ông tham dự Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại Tours (từ 25đến 30 tháng 12 năm 1920) với tư cách là đại biểu Đông Dươngcủa Đảng Xã hội Pháp, ông trở thành một trong những sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp và tách khỏi đảng Xã hội. Năm1921, ông cùng một số nhà yêu nước của các thuộc địa Pháp lập ra Hội Liên hiệp Thuộc địa (Union intercoloniale - Association des indigènes de toutes les colonies) nhằm tập hợp các dân tộc bị áp bức đứng lên chống chủ nghĩa đế quốc. Năm 1922, ông cùng một số nhà cách mạng thuộc địa lập ra báo Le Paria(Người cùng khổ), làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, nhằm tố cáo chính sách đàn áp, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc nói chung và thực dân Pháp nói riêng. Tác phẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp" bằng tiếng Pháp (Procès de la colonisation française) do Nguyễn Ái Quốc viết được xuất bản năm 1925, đã tố cáo chính sách thực dân tàn bạo của Pháp và đề cập đến phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa.
Thời kì ở Liên Xô lần thứ nhất

Nguyễn Ái Quốc, chụp tại Liên Xô năm 1923
Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Moskva học tập tại trường Đại học Phương Đông. Tại đây ông đã dự Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân (họp từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 10 năm 1923), ông được bầu vào Ban chấp hành và Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân. Tại Đại hội lần thứ 5 Đệ Tam Quốc tế (họp từ ngày 17 tháng 6 đến ngày 8 tháng 7 năm 1924), ông được cử làm ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam.
Năm 1924, tại thành phố Moskva, ông viết và nộp cho tổ chức Đệ Tam Quốc tế một bản Báo cáo về tình hình Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Nhận thấy phong trào đấu tranh giai cấp tại Việt Nam có sự khác biệt với phong trào đấu tranh giai cấp bên Tây phương đương thời, ông có nhận xét về các tầng lớp địa chủ, tăng lữ,... của Việt Nam như sau:
“ Những địa chủ ở đây chỉ là những tên lùn tịt bên cạnh những người trùng tên với họ ở châu Âu và châu Mỹ (…). Không có vốn liếng gì lớn…, đời sống của địa chủ cũng chẳng có gì là xa hoa”, “An Nam chưa bao giờ có tăng lữ…”. ”
—Nguyễn Ái Quốc
Thời kì ở Trung Quốc (1924-1927)
Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới Quảng Châu, lấy tên là Lý Thụy, làm phiên dịch trong phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Trung Hoa Dân quốc, do Mikhail Markovich Borodin làm trưởng đoàn.
Năm 1925, ông thành lập tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) để truyền bá chủ nghĩa Marx-Lenin (thường được phiên âm là Mác–Lê-nin) vào Việt Nam. Cuốn Đường Kách mệnh, mà ông là tác giả, tập hợp các bài giảng tại các lớp huấn luyện chính trị của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, được xuất bản năm 1927.
Theo nghiên cứu của một số sử gia có tên tuổi tại Hoa Kỳ, Pháp, và Trung Quốc, trong thời gian ở Quảng Châu, ông đã kết hôn với một thiếu nữ Trung Quốc tên là Tăng Tuyết Minh (ngày 18 tháng 10 năm 1926) và sống với nhau cho đến khi ông rời Quảng Châu, vào khoảng tháng 4 hoặc 5 năm 1927. Sau khi ông đã trở thành Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cả hai người đã tìm nhau thông qua tổ chức Đảng Cộng sản Trung Quốc và cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Trung Quốc nhưng không thành công.
Cùng năm 1925, ông tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông, do Liêu Trọng Khải, một cộng sự thân tín của Tôn Dật Tiên, làm hội trưởng và ông làm bí thư. Do Tưởng Giới Thạch khủng bố các nhà cách mạng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam, ông rời Quảng Châu đi Hương Cảng, rồi sang Liên Xô. Tháng 11 năm 1927, ông được cử đi Pháp, rồi từ đó đi dự cuộc họp Đại hội đồng của Liên đoàn chống đế quốc từ ngày 9 đến ngày 12 tháng 12 năm 1927 tại Brussel, Bỉ.
Những năm 1928, 1929
Mùa thu 1928, ông từ châu Âu đến Xiêm La, với bí danh Thầu Chín để tuyên truyền và huấn luyện cho Việt kiều tại Xiêm.
Cuối năm 1929, ông rời khỏi Vương quốc Xiêm La và sang Trung Quốc.
Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, tại Cửu Long (九龍, Kowloon) thuộc Hương Cảng, ông thống nhất ba tổ chức đảng cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đó đổi tên là "Đảng Cộng sản Đông Dương", rồi đổi thành "Đảng Lao Động Việt Nam" và nay là "Đảng Cộng sản Việt Nam").
Tháng 3 năm 1930, ông trở lại Xiêm La trong một thời gian ngắn, sau đó quay lại Trung Hoa.
Những năm 1931 - 1933
Năm 1931, dưới tên giả là Tống Văn Sơ (Sung Man Ch'o), Nguyễn Ái Quốc bị nhà cầm quyền Hương Cảng bắt giam với ý định trao cho chính quyền Pháp ở Đông Dương. Tờ L'Humanité số ra ngày 9 tháng 8 năm 1932 đưa tin Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao phổi trong trạm xá nhà tù tại Hồng Kông đồng thời tố cáo đây là âm mưu của thực dân Pháp câu kết với thực dân Anh nhằm ám sát người lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Nhưng sau đó nhờ sự biện hộ và giúp đỡ tận tình của luật sư Frank Loseby, Tống Văn Sơ được thả ngày 28 tháng 12 năm 1932. Ông đi Thượng Hải rồi bí mật quay trở lại Liên Xô.
Thời kì ở Liên Xô lần thứ hai
Ông đến Moskva vào mùa xuân năm 1934. Với bí danh Lin, Nguyễn Ái Quốc học ở Trường Quốc tế Lenin (1934-1935). Ông dự Đại hội lần thứ 7 Đệ Tam Quốc tế (từ ngày 25 tháng 7 đến ngày 20 tháng 8 năm 1935) với vai trò quan sát viên của ban thư ký Dalburo với tên Linov. Theo tài liệu của một số nhà sử học, ông bị buộc ở Liên Xô cho đến năm 1938 và bị giam lỏng ở đó do bị nghi ngờ về lý do ông được nhà cầm quyền Hương Cảng trả tự do. Trong những năm 1931-1935, ông đã bị Trần Phú và sau đó là Hà Huy Tập phê phán về đường lối cải lương "liên minh với tư sản và địa chủ vừa và nhỏ", không đúng đường lối đấu tranh giai cấp của Đệ Tam Quốc tế.
Trong, một bức thư kể cho tổ chức Đệ Tam Quốc tế hay về phong trào cách mạng vô sản tại Đông Dương được viết vào tháng 3 năm 1935, Nguyễn Ái Quốc bị phê phán nặng nề. Bức thư này có ghi nhận về “tàn dư của tư tưởng dân tộc cách mạng pha trộn với chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa duy tâm của đảng của các đồng chí Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và của đồng chí Nguyễn Ái Quốc”. Trong thư này cũng có đoạn: “Những tàn dư ấy rất mạnh và tạo thành một chướng ngại nghiêm trọng cho sự phát triển chủ nghĩa cộng sản. Cuộc tranh đấu không nhân nhượng chống những học thuyết cơ hội này của đồng chí Nguyễn Ái Quốc và của Đảng Thanh niên là rất cần thiết (…). Chúng tôi đề nghị đồng chí Lin viết một cuốn sách để tự phê bình những khuyết điểm đã qua”.
Theo Giáo sư-Tiến sĩ sử học Mạch Quang Thắng, lý do Nguyễn Ái Quốc bị phê phán trong bức thư nêu trên là vì tổ chức Đệ Tam Quốc tế có những tư tưởng thiên về hướng tả, không đúng đắn, cùng lắm thì cũng thiếu thực dụng đối với hoàn cảnh của các xứ nằm dưới chế độ thực dân thời bấy giờ. Nói cách khác, Đệ Tam Quốc tế cho rằng, trong đấu tranh giai cấp thì tất cả các lực lượng không thuộc về giai cấp vô sản đều phải bị chống đối. Theo nhìn nhận của Giáo sư Nguyễn Quang Thắng thì quan điểm thiên về hướng tả của Đệ Tam Quốc tế như sau
“ Chống đế quốc, chống phong kiến, chống tư sản, chống tôn giáo, chống lực lượng xã hội dân chủ. Chống tất cả, chỉ độc có công nông là cách mạng mà thôi (…). Quốc tế Cộng sản hừng hực khí thế xông lên, tưởng là cách mạng nhưng kỳ thực không phải vậy. ”
—Nguyễn Quang Thắng
Trong khi nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc thì đề cao chủ nghĩa dân tộc, ông cho rằng:
“ Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước. Chính nó đã gây nên cuộc nổi dậy chống thuế năm 1908, nó dạy cho những người culi biết phản đối, nó làm cho những người “nhà quê” phản đối ngầm trước thuế tạp dịch và thuế muối. Cũng chủ nghĩa dân tộc đã luôn luôn thúc đẩy các nhà buôn An Nam cạnh tranh với người Pháp và người Trung Quốc; nó đã thúc giục thanh niên bãi khóa, làm cho những nhà cách mạng trốn sang Nhật Bản và làm vua Duy Tân mưu tính khởi nghĩa năm 1917. ”
—Nguyễn Ái Quốc
Từ năm 1938 đến đầu năm 1941
Năm 1938, ông trở lại Trung Quốc. Trong vai thiếu tá Bát Lộ quân Hồ Quang, Nguyễn Ái Quốc đến công tác tại văn phòng Bát Lộ quân Quế Lâm, sau đó đi Quý Dương, Côn Minh rồi đến Diên An, căn cứ đầu não của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hồng quân Trung Quốc mùa đông 1938.
Trở về Việt Nam
Ông trở về Việt Nam vào ngày 28 tháng 1 năm 1941, ở tại hang Cốc Bó, bản Pác Bó, tỉnh Cao Bằng với bí danh Già Thu. Tại đây, ông mở các lớp huấn luyện cán bộ[31], cho in báo, tham gia các hoạt động thường ngày... Tài liệu huấn luyện và tuyên truyền chủ yếu là sách do ông dịch và viết về nhiều chủ đề. Tại cuối một cuốn sách như vậy ông ghi "Việt Nam độc lập năm 1945”. Ông cho lập nhiều hội đoàn nhân dân như hội phụ nữ cứu quốc, hội phụ lão cứu quốc, hội nông dân cứu quốc,...
Tháng 5 năm 1941, hội nghị mở rộng lần thứ 8 của Trung ương Đảng họp ở Cao Bằng và quyết định thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội (Việt Minh). Ông là chủ tọa.
Từ khi bị giam ở Trung Quốc cho tới ngày 2 tháng 9 năm 1945
Ngày 13 tháng 8 năm 1942, ông lấy tên Hồ Chí Minh, sang Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của cả Việt Minh và Hội quốc tế phản xâm lược Việt Nam (một hội đoàn được ông tổ chức ra trước đó) để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân quốc. Đây là lần đầu tiên trong các giấy tờ cá nhân ông sử dụng tên Hồ Chí Minh. Ông khai nhân thân là "Việt Nam-Hoa kiều".
Ông bị chính quyền địa phương của Trung Hoa Dân quốc bắt ngày 29 tháng 8 khi đang đi cùng một người Trung Quốc dẫn đường và giam hơn một năm, trải qua khoảng 30 nhà tù. Ông viết Nhật ký trong tù trong thời gian này (từ tháng 8 năm 1942 đến tháng 9 năm 1943). "Nhật kỳ trong tù" là một tác phẩm được những tác giả người Việt Nam, người phương Tây và cả người Trung Quốc, như Quách Mạt Nhược, Viên Ưng hay Hoàng Tranh đề cao. Các đồng chí của ông (Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Vũ Anh...) ở Việt Nam tưởng lầm là ông đã chết (sau này nguyên nhân được làm rõ là do một cán bộ Cộng sản tên Cáp nghe và hiểu sai ngữ nghĩa)[35]. Họ thậm chí đã tổ chức đám tang và đọc điếu văn cho ông (Phạm Văn Đồng làm văn điếu) cũng như "mở chiếc va-li mây của Bác ra tìm xem còn những gì có thể giữ lại làm kỉ niệm" (lời của Võ Nguyên Giáp). Vài tháng sau họ mới biết được tình hình thực của ông sau khi nhận được thư do ông viết và bí mật nhờ chuyển về.
Sau khi được trả tự do ngày 10 tháng 9 năm 1943, Hồ Chí Minh tham gia Ban Chấp hành Trung ương Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội. Từ trước đó, Việt Minh cũng đã ra tuyên bố ủng hộ Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội. Ông cũng cố gắng tranh thủ Trương Phát Khuê, tướng cai quản vùng Quảng Đông và Quảng Tây của Quốc Dân Đảng, nhưng kết quả là hạn chế.
Cuối tháng 9 năm 1944, ông trở về Việt Nam. Khi này các đồng chí của ông ở Liên tỉnh ủy Cao-Bắc-Lạng như Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng... đã quyết định tiến hành phát động chiến tranh du kích trong phạm vi liên tỉnh. Ông ngăn chặn thành công quyết định này. Thay vào đó, ông ra lệnh tổ chức lập lực lượng vũ trang và căn cứ địa cho chặt chẽ và hiệu quả hơn. Ông trực tiếp ra chỉ thị thành lập một đội quân mang tính chính thống và chính quy là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, với 34 đội viên là các tiểu đội trưởng, trung đội trưởng hoặc thành viên của các đội quân nhỏ bé và rải rác trước đó của Việt Minh. Cuối năm 1944, ông lại trở lại Côn Minh hoạt động cho tới đầu năm 1945.
Ngay trước khi Hội nghị Tân Trào họp vào tháng 8 năm 1945, ông ốm nặng, tưởng không qua khỏi .
Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Tổng bộ Việt Minh triệu tập Đại hội quốc dân tại Tân Trào (Tuyên Quang), cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng tức Chính phủ lâm thời, do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.
Giai đoạn lãnh đạo
Từ Độc lập tới Toàn quốc kháng chiến

Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng tại Paris, 1946
Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 trên quảng trường Ba Đìnhtại Hà Nội, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ và bản Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của Pháp để mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam.
Ngoài ra, ông còn gửi thư cho nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới kêu gọi công nhận nhà nước Việt Nam mới được thành lập cũng như tranh thủ sự ủng hộ nhưng không nhận được hồi âm (Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman, lãnh tụ Liên Xô Stalin, Tổng thống Pháp Léon Blum, bộ trưởng Thuộc địa Pháp Marius Moutet và Nghị viện Pháp,…).
Ngay sau khi được tin Tađêô Lê Hữu Từ trở thành Giám mục, tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh đã gửi thư chúc mừng vị Giám mục này. Trong thư có đoạn: "có một nhà lãnh đạo mới của người Công giáo đi theo chân Đức Giê-su, chịu đóng đinh hầu giúp giáo dân biết hy sinh và chiến đấu bảo vệ tự do và độc lập của đất nước". Về những lá thư của ông viết cho Tađêô Lê Hữu Từ, Viện sĩ Viện hàn lâm Hoàng gia Canada đồng thời giáo sư Đại học Lavát (Québec) - linh mục Trần Tam Tĩnh có nhận định: "Cụ Hồ Chí Minh rất thành thật tôn trọng tín ngưỡng và tin tưởng người Công giáo. Không có một dấu hiệu nào cho phép trách được rằng, Người nói dối".
Ngày 23 tháng 9 năm 1945, quân Pháp tấn công Sài Gòn. Quân dân Sài Gòn cấp tập chống cự. Ủy ban kháng chiến Nam Bộ được thành lập với Trần Văn Giàu là chủ tịch. Xứ ủy và Ủy ban nhân dân Nam Bộ điện ra Trung ương xin cho được đánh. Chính phủ ra huấn lệnh, bản thân ông gửi thư khen ngợi "lòng kiên cường ái quốc của đồng bào Nam Bộ"[cần dẫn nguồn].
Ngày 6 tháng 1 năm 1946, tổng tuyển cử tự do trong cả nước được tổ chức, bầu ra Quốc hội và Quốc hội thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I của Việt Nam đã cử ra Chính phủ Liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Đại biểu quốc hội chủ yếu là nhân sĩ trí thức, người ngoài Đảng. Hồ Chí Minh trở thành Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và với chức danh Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ông cũng đảm nhiệm luôn công việc của thủ tướng. Chính phủ này, cho tới cuối năm 1946, đã trải qua 3 lần thay đổi cơ cấu và nhân sự vào các thời điểm: ngày 1 tháng 1; tháng 3; và ngày 3 tháng 11.
Nhà nước và chính phủ của ông đối mặt với hàng loạt khó khăn cả về đối nội và đối ngoại. Về đối ngoại, khi này Việt Nam chưa được bất cứ quốc qia nào công nhận , không phải thành viên Liên hiệp quốc, cũng như không nhận được sự ủng hộ nào về vật chất của các nước cộng sản khác. Ngoài 20 vạn quân của Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc, còn có quân Anh và quân Pháp (vào thời điểm toàn quốc kháng chiến, tháng 12 năm 1946, Pháp có khoảng 6 vạn quân), và khoảng 6 vạn quân Nhật. Về đối nội, "giặc đói, giặc dốt" - như chính cách ông gọi - và ngân quỹ trống rỗng là những vấn đề hệ trọng nhất.
Bởi thế, ông chú trọng đến việc phát triển giáo dục, mà trước hết là xóa nạn mù chữ bằng cách mở các lớp học Bình dân học vụ. Tháng 9 năm 1945, nhân ngày khai trường, Hồ Chí Minh đã viết thư gửi cho học trò Việt Nam. Thư có đoạn:
“ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. ”
—Hồ Chí Minh
Để diệt "giặc đói", ngoài việc kêu gọi tăng gia sản xuất, ông đề nghị đồng bào "cứ 10 ngày nhịn ăn 1 bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa" để đem số gạo tiết kiệm được cứu dân nghèo. Bản thân ông gương mẫu thực hiện việc nhịn ăn để cứu đói này.
Để đối phó với giặc ngoại xâm, ông thi hành một chính sách đối ngoại mềm dẻo và nhẫn nhịn. Ông nói:
“ Chính sách của ta hiện nay là chính sách Câu Tiễn, nhưng nhẫn nhục không phải là khuất phục ”
—Hồ Chí Minh
Với tập đoàn Tưởng Giới Thạch, ông chấp nhận sự hiện diện của Việt Cách, Việt Quốc trong các chính phủ liên tục được thay đổi, chấp nhận 70 ghế cho Việt Quốc, Việt Cách trong quốc hội không cần qua bầu cử. Ông cũng cung cấp gạo (ban đầu kiên quyết từ chối) cho quân Tưởng. Quân Tưởng cũng được tiêu giấy bạc "kim quan" và "quốc tệ" tại miền Bắc. Trước đó, tháng 10 năm 1945, khi Hà Ứng Khâm, tổng tham mưu trưởng của quân đội Tưởng tới Hà Nội, hàng vạn người được huy động xuống đường, hô vang các khẩu hiệu "Ủng hộ chính phủ Hồ Chí Minh", "Ủng hộ chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" để "đón tiếp".
Tháng 11 năm 1945, ông quyết định cho Đảng tự giải tán. Về mặt công khai, đảng của ông không còn hiện diện mà chỉ có một bộ phận hoạt động dưới danh nghĩa Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương
Ông kêu gọi các đảng viên nếu tự xét thấy mình không đủ phù hợp thì nên tự rút lui khỏi hàng ngũ lãnh đạo chính quyền
Với tư tưởng đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, ông kêu gọi và thực hiện triệt để chính sách đại đoàn kết dân tộc bằng cách mời nhiều nhân sĩ, trí thức tham gia các Chính phủ và Quốc hội, tiêu biểu như: Bảo Đại, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Kế Toại, Phan Anh v.v...
Trước Quốc hội, ông tuyên bố: "Tôi chỉ có một Đảng - đảng Việt Nam"
Theo Hiệp ước Pháp-Hoa, ký ngày 28 tháng 2 năm 1946, quân Pháp sẽ thay thế quân của Tưởng Giới Thạch. Một tuần sau, ngày 6 tháng 3 năm 1946, ông cùng Vũ Hồng Khanh ký với Jean Sainteny - Ủy viên Pháp ở miền bắc Ðông Dương - bản Hiệp định sơ bộ với Pháp, với 3 nội dung chủ chốt:
 Pháp công nhận Việt Nam "là một nước tự do, là một phần tử trong Liên bang Đông Dương thuộc Liên hiệp Pháp". Trước đó, đàm phán căng thẳng khi ông muốn Việt Nam được công nhận là quốc gia độc lập và phản đối kịch liệt khi Pháp muốn dùng chữ "Quốc gia Tự trị" để mô tả tổ quốc của ông.
 Pháp được đưa 1,5 vạn quân ra Bắc thế cho quân Tưởng, nhưng phải rút trong 5 năm, mỗi năm rút 1 phần 5 quân số.
 Ngừng xung đột, giữ nguyên quân đội tại vị trí cũ.
Ngày 31 tháng 5 năm 1946, ông lên đường sang Pháp theo lời mời của chính phủ nước này; cùng ngày, phái đoàn chính phủ do Phạm Văn Đồng dẫn đầu cũng khởi hành. Trước khi đi, ông bàn giao quyền lãnh đạo đất nước cho Huỳnh Thúc Kháng với lời dặn "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" Tại Việt Nam, ông dự đoán thời gian ở Pháp là "...có khi một tháng, có khi hơn" nhưng cuối cùng ông ở Pháp 4 tháng (Hội nghị Fontainebleau diễn ra từ 6 tháng 7 tới 10 tháng 9 năm 1946) mà không tránh khỏi thất bại chung cuộc.
Ngày 14 tháng 9 năm 1946, ông ký với đại diện chính phủ Pháp, bộ trưởng Thuộc địa Marius Moutet, bản Tạm ước (Modus vivendi), quy định đình chỉ chiến sự tại miền Nam, và thời gian tiếp tục đàm phán vào đầu năm 1947.
Thế nhưng những nhân nhượng đó cũng không tránh nổi chiến tranh. Sau khi nhận được liên tiếp 3 tối hậu thư của Pháp trong vòng chưa đầy một ngày, ông kí lệnh kháng chiến. Tối ngày 19 tháng 12 năm 1946, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến do ông chấp bút được phát trên đài phát thanh. 20h tối cùng ngày, kháng chiến bùng nổ.
Giai đoạn kháng chiến chống Pháp
Tháng 3 năm 1947, ông và Trung ương Đảng chuyển lên Việt Bắc. Ông kêu gọi nhân dân tiêu thổ kháng chiến, tản cư cũng là kháng chiến, phá hoại (cho quân Pháp không lợi dụng được) cũng là kháng chiến.
Ngày 2 tháng 2 năm 1950, Hồ Chí Minh kí sắc lệnh tổng phản công trong năm 1950. Tuy vậy, sau đó nội dung của sắc lệnh này đã bị bác bỏ. Những lệch lạc trong công tác so sánh lực lượng hai bên tham chiến của phía Việt Nam cũng như sự chủ quan trong chỉ đạo đã bị kiểm điểm và uốn nắn.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2 được tổ chức vào trung tuần tháng 2 năm 1951 tại Tuyên Quang, ông quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai trở lại. Tuy nhiên, khi này tên gọi không còn là Đảng Cộng sản nữa mà có tên mới là Đảng Lao động Việt Nam. Ông tuyên bố:
“ Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là đảng của dân tộc Việt Nam. ”
—Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh và Chủ tịchCộng hòa Dân chủ ĐứcWilhelm Pieck, 1957
Cuộc Chiến tranh Đông Dương kết thúc vào năm 1954, khi thực dân Pháp bị đánh bại tại Điện Biên Phủ - sự kiện báo hiệu sự cáo chung của chủ nghĩa thực dân trên phạm vi toàn thế giới - và dẫn đến Hiệp định Genève. Kết quả mà đoàn Việt Nam thu nhận được kém hơn nhiều so với mục tiêu đề ra ban đầu. Tuy vậy, trên các phương tiện truyền thông chính thức, Hồ Chí Minh tuyên bố "Ngoại giao đã thắng to”
Cuộc cải cách ruộng đất tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. được phát động vào cuối năm 1953 và kéo dài cho tới cuối năm 1957. Dù đã "Đã đánh đổ được giai cấp địa chủ cùng bọn Việt gian phản động", cuộc cải cách này đã phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng, nhất là trong việc lạm dụng đấu tố và xử tử những người bị liệt vào thành phần địa chủ, phú nông thậm chí vu oan và giết nhầm cả những đảng viên trung kiên. Nhà chính trị Võ Văn Kiệt cho rằng, những vụ sát hại này đã "gây những tổn thất lớn về chính trị và kinh tế".Trước tình cảnh đó, từ tháng 2 năm 1956, công cuộc sửa sai được khởi sự, phục hồi được khoảng 70-80% số người bị kết án, trả lại tài sản ruộng đất. Những nhân vật cốt cán của cải cách bị cách chức. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào và cán bộ nhìn nhận sai lầm, ông khóc và nhận lỗi trước hội nghị toàn quốc.
Tháng 8 năm 1957, một năm sau cuộc nổi dậy năm 1956 tại Hungary , Hồ Chí Minh dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam bỏ ra năm ngày thực hiện cuộc viếng thăm hữu nghị Cộng hoà Nhân dân Hungary. Một kỹ sư người Hungary đã ghi nhận:
Bỏ qua mọi thứ lễ nghĩa nhưng vẫn khiến người khác phải kính trọng, con người ít lời, thông tuệ ấy có một tính cách rất lôi cuốn… Và ngày hôm đó đã đi vào tâm trí của tôi như một trong những kỷ niệm thật đẹp của đời tôi.
Hai năm sau (1959), ông tới thăm thủ đô Bắc Kinh nhân dịp kỷ niệm 10 năm cách mạng Trung Quốc. Trong những cuộc đàm phán riêng, ông nhận được sự hứa hẹn của cả Bắc Kinh lẫn Moskva để viện trợ thêm vũ khí và dân sự, nhưng đã khôn khéo từ chối những đề nghị gửi quân tình nguyện hay cố vấn quân sự đến Việt Nam Đọc thêm!

Sự thật về mối tình Hàn Mạc Tử - Kim Cúc


Lâu nay, khá đông người cho rằng thi sĩ Hàn Mạc Tử và nhà giáo kiêm cư sĩ Hoàng Thị Kim Cúc từng có một tình yêu đôi lứa. Lắm sách báo ghi nhận như vậy. Ngay cả lối sống khá đặc biệt của Kim Cúc - suốt đời độc thân, làm thơ tặng Hàn, chẳng chuyện trò điều này với người trong nhà... - càng khiến dư luận nghĩ vậy.


Nhà giáo, cư sĩ Hoàng Thị Kim Cúc (1913-1989).
Với Kim Cúc, Hàn từng gửii thư và hai áng thơ mà thiên hạ lưu truyền với nhan đề Đây thôn Vỹ Dạ và Đừng cho lòng bay xa.

Nhưng bằng hệ thống tư liệu phong phú và xác thực, tác giả Phanxipăng chứng minh rằng Hàn yêu đơn phương Kim Cúc, đồng thời khẳng định nhan đề chính xác hai áng thơ kia là Ở đây thôn Vỹ Dạ và Sao, vàng sao.

Giai đoạn 1928-1930, Nguyễn Trọng Trí - sau trở thành nhà thơ Hàn Mạc Tử(1) - về Huế nội trú tại trường Pellerin(2) để dùi mài đèn sách hai niên khóa cuối bậc tiểu học (3). Sau khi đỗ kỳ thi tiểu học yếu lược vào tháng 6/1930, Nguyễn Trọng Trí được cấp bằng Certificat d’études primaires franco-idigènes/Pháp Việt sơ học văn bằng ngày 26/12/1930.
Kế đó, Nguyễn Trọng Trí vào phố biển Quy Nhơn, sống cùng gia đình. Năm 1932, chàng xin làm tập sự tại Phòng Địa chính Quy Nhơn trực thuộc Sở Địa chính tỉnh Bình Định - cơ quan được dân gian thuở bấy giờ quen gọi là Sở Đạc điền. Nguyễn Trọng Trí được phân công làm thư ký công nhật ở bộ phận bảo tồn điền trạch.

Soạn Đôi nét về Hàn Mạc Tử(4), Quách Tấn ghi nhận: “Khi Tử làm Sở Đạc điền Quy Nhơn, Tử có yêu một thiếu nữ ở cùng một con đường - đường Khải Định(5) - biệt hiệu là Hoàng Cúc.”

Hàn Mạc Tử - Hoàng Hoa: tình đơn phương

Nàng mang họ tên đầy đủ là Hoàng Thị Kim Cúc, ái nữ của Tham tá Hoàng Phùng - thuở nọ đảm trách chức vụ Giám đốc Sở Đạc điền Quy Nhơn. Với nguồn tư liệu hiện thời, tôi chưa hề thấy Hoàng Thị Kim Cúc mang biệt hiệu Hoàng Cúc bao giờ cả. Biệt hiệu của nàng là Hoàng Hoa. Có lẽ bắt nguồn từ những câu thơ Hàn viết thuở tương tư nàng. Như bài tứ tuyệt Hoa cúc:

Thu về nhuộm thắm nét hoàng hoa,
Sương đẫm trăng lồng bóng thướt tha.
Vẻ mặt khác chi người quốc sắc,
Trong đời tri kỷ chỉ riêng ta.

Hoặc rõ rệt hơn là trong bài Sao, vàng sao - bấy nay lưu hành dưới nhan đề không đúng bản gốc là Đừng cho lòng bay xa - mà Hàn từng gởi “tiểu thư khuê các”:

Trời nhật nguyệt cầu vồng bắc tứ phía,
Ôi Hoàng Hoa, hồn phách đến nơi đây,
Hương ân tình cho kết lại thành dây,
Mong manh như lời nhớ thương hàng triệu

Sinh thời, Hoàng Thị Kim Cúc thỉnh thoảng cũng sáng tác thơ và ký bút danh Hoàng Hoa, hoặc Hoàng Hoa thôn nữ, hoặc H.H.

Hoàng Thị Kim Cúc chào đời ngày 5/12/1913 nhằm mùng 8/11 năm Quý Sửu. Hàn Mạc Tử chào đời ngày 22/9/1912 nhằm ngày 12/8 năm Nhâm Tý 1912. Khoảng cách tuổi tác như thế, theo quan niệm dân gian quả rất xứng đôi vừa lứa: “Nhất gái hơn hai, nhì trai hơn một”. Lứa thì vừa đấy, song chàng với nàng chẳng hề “đôi lứa xứng đôi” - dẫu chỉ xứng đôi trên tình trường như nhiều người bấy lâu ngộ nhận. Sự nhầm tưởng kia, trớ trêu thay, lại xuất phát từ những hồi ký do thân bằng quyến thuộc của Hàn viết và công bố sau khi Hàn mất!
Để bạn đọc tiện khám phá sự thật vấn đề, tôi xin sao lục mấy lá thư của chính người trong cuộc là Hoàng Thị Kim Cúc.

Thư đề ngày 13/3/1971 gởi Quách Tấn: “Hồi đó Tử thường đến chơi với Hoàng Tùng Ngâm là em chú bác với tôi. Bạn Ngâm đông lắm. Trong gia đình tôi, không ai để ý đến bạn của Ngâm. Câu chuyện tâm tình của Tử, trừ Ngâm ra, cũng không ai biết. Tôi được biết trước khi thầy tôi sắp về hưu, do một người bạn khác nói lại, chứ không phải Ngâm.”

Thư đề ngày 15/4/1971 gởi Quách Tấn: “Hồi ấy tuy nhà Tử ở gần tôi, song Tử và tôi cách xa nhau như hai ngọn núi, Tử thì kín đáo và bẽn lẽn như con gái, còn tôi thì bí mật và xa lạ như cung trăng! Tuy thế Tử cũng đã tìm cách để gặp, nhưng rồi vẫn cũng chưa toại nguyện (…). Năm 1936, khi Tử ở Sài Gòn về Quy Nhơn, tôi vẫn còn ở Quy Nhơn đến mấy tháng sau mới về Huế.”

Thư đề ngày 15/10/1971 gởi Quách Tấn: “Về tuồng cải lương(6) thì tôi được biết do đoàn Dạ Lý Hương đóng vào đầu năm 1970 (hồi đó tôi vào Sài Gòn được nghe nhiều người kể lại, trong đó có bác sĩ Lê Khắc Quyến kể nữa) và lần lượt đã trình diễn trên tivi khoảng mấy tháng sau tại các tỉnh miền Trung.
Họ đã diễn tả đúng đoạn văn của ông trong tập Văn số 73 trang 93. Nghĩa là họ diễn đoạn Tử nhờ người đến cầu hôn bị ông bà thân nhà gái từ chối, hất hủi, vì lẽ Tử không xứng mặt đồng sàng! Cô Cúc không có trong vở tuồng, không xuất hiện trên sân khấu, chỉ có ông bà thân của cô và Tử thôi. Ông bà đã lột hết tài nghệ phơi bày rõ rệt tâm địa của con người chỉ biết tiền, ham danh vọng, khinh miệt người, hống hách… Như vậy, ông đã thấy rõ, vì động chạm sai lạc đến thầy mẹ tôi và Tử nên tôi mới lên tiếng, chứ không phải vì tôi!”.


Thủ bút Hoàng Thị Kim Cúc trong thư đề ngày 16/10/1987 gởi Nguyễn Bá Tín.
Thư đề ngày 16/10/1987 gởi Nguyễn Bá Tín - em ruột Hàn: “Vào đầu năm 1936, sau khi ông trợ Cát là cậu tôi ghé nhà chơi, lúc ra về bỏ quên thư của Tử gởi cho cậu tôi mà nội dung chỉ nói về chuyện tâm tình của Tử. Tử có tới gặp tôi 2 lần. Lần đầu chỉ nói bâng quơ vài câu rồi chào về. Lần thứ hai, Tử mạnh dạn trong dáng điệu rụt rè, lắp bắp mấy lời tỏ tình, rồi đưa tặng tôi tập thơ Bâng khuâng với mảnh giấy nhỏ có mấy hàng chữ. Tôi bàng hoàng rồi cũng rụt rè từ chối, không nhận sách, không nhận thư (…).
Gần cuối năm 1936, khi Tử về dự hội chợ Huế, mang theo một xấp Gái quê vừa in xong, có gặp tôi cùng đi với anh em tôi trong hội chợ. Tử đưa tặng anh em tôi mỗi người một tập, có đề chữ tặng, không tặng tôi mà chỉ yên lặng nhìn! Mấy hôm sau, Ngâm cho biết: Tử có về nhà tôi ở Vỹ Dạ mà lại đứng ngoài ngõ nhìn vô, rồi từ đó chúng tôi không gặp nhau, lại không thư từ, thăm viếng, hứa hẹn, mỗi người một ngả, cách xa nhau như hai ngọn núi (…). Nếu không có bức thư ông trợ Cát để quên ở nhà tôi thì có lẽ tôi vẫn dửng dưng vô sự. Và Ngâm cũng không nói gì với tôi về mối tình của Tử.
Ngâm thấy không thể giấu được nên mới kể đại khái rằng: ‘Trí nó cảm chị lâu rồi, từ hôm chị bán gian hàng ở hội chợ của Tòa sứ Quy Nhơn tổ chức (…). Trí đã nhờ Ngâm đưa thư cho chị, Ngâm không đưa. Trí nhờ nói với chị về nỗi lòng, Ngâm từ chối. Trí làm thơ tặng chị đăng trong báo Phụ nữ tân văn, Ngâm cắt mấy bài thơ rồi mới đưa báo cho chị (…). Thật tội cho thằng Trí! Nó kể cho em nghe nhiều nhiều, mà Ngâm đâu có nói gì với chị, vì Ngâm không muốn làm bận rộn tâm trí chị, khi thấy chị chưa nghĩ gì về chuyện yêu đương!’. Thật thế, lúc đó tôi đã 21 tuổi rồi(7) mà sao còn quá ngơ ngác!”

Thư đề ngày 11/5/1988 gởi Hoàng Toại - anh cả của Hoàng Thị Kim Cúc: “Lâu nay em chưa có dịp kể cho anh nghe và em cũng không kể cho ai hết, tuy thế đã có nhiều người biết chuyện, biết qua sách báo sai lạc, biết qua sự phỏng đoán và tưởng tượng của họ. Câu chuyện xảy ra trên nửa thế kỷ rồi anh nợ, em cũng im lặng cho nó đi qua, vì câu chuyện thuộc về dĩ vãng. Không ngờ mấy năm sau đây mấy nhà viết sách tìm tòi moi móc, moi những chuyện không đúng sự thật như bài báo của Kiêm Đạt ở bên đó(8) mà anh đã cắt gởi về cho em coi chẳng hạn (…). Hồi em ở Quy Nhơn với ba, Hàn Mạc Tử có để ý đến em, nhờ Ngâm hỏi ý kiến em, Ngâm không hỏi. Anh ấy kiếm cách gặp em kể lể nỗi niềm, em thấy trước là câu chuyện không đi đến đâu nên từ chối.
Câu chuyện chỉ có chừng nấy, em yên trí là không liên quan gì với nhau nữa, không dè thi sĩ cứ thầm yêu trộm nhớ, làm thơ rồi nhờ bạn bè tặng sách báo cho em, em vẫn cứ im lặng, không trả lời trả vốn (…). Sau khi Hàn Mạc Tử qua đời, Ngâm mới kể rành mạch nỗi lòng của Hàn Mạc Tử đối với em. Em hết sức cảm kích và vô cùng ngậm ngùi. Anh có nhớ hồi anh làm ở văn phòng nào đó, ông Trần Tái Phùng cũng làm một chỗ với anh, một hôm anh đi làm về, đưa cho em một tờ giấy nhỏ có ghi hai câu thơ của Hàn Mạc Tử do ông Trần Tái Phùng đưa cho anh đem về hỏi em. Hai câu thơ đó là:

Xiêm áo hôm nay tề chỉnh quá
Muốn ôm hồn Cúc ở trong sương.

Em xem xong chỉ cười mà không trả lời (…). Hôm nay em mới kể câu chuyện tâm tình đó với anh, kể ra cũng quá chậm, song chắc anh cũng hiểu tâm trạng em mà hoan hỷ cho em (…). Kha Anh, Kha Em hay Em Nhỏ thì có biết chuyện, song cũng biết lơ mơ vì em không nói chi hết; mấy em ở trong nhà cũng chỉ biết qua sách báo (…). Trong gia đình, anh là người đầu tiên mà em kể chuyện tâm tình của em”.

Qua trích đoạn năm lá thư của người trong cuộc, ắt bạn đọc đủ cơ sở để kết luận, mối tình đầu Hàn Mạc Tử dành cho Hoàng Hoa chỉ là tình đơn phương. Trao đổi với tôi về chuyện này, một bạn thân của Hàn Mạc Tử là nhà văn Trần Thanh Địch(9) thuở sinh tiền nhận định:

- Năm 1941, ngay sau khi Hàn qua đời, anh Trần Thanh Mại soạn sách Hàn Mạc Tử(10) đã có đoạn kết tiên đoán rất đúng: “Tôi vẫn biết trước, trong một ngày không lâu, người ta sẽ dành nhau cái vinh dự xây dựng cho thi sĩ Hàn Mạc Tử những chiếc thánh giá vĩ đại, đến cả những lăng tẩm nguy nga nữa”. Tham dự một số buổi lễ kỷ niệm Hàn Mạc Tử được tổ chức đó đây trong thời gian qua, chắc anh Phanxipăng đã chứng kiến cảnh mấy phụ nữ tranh nhau tự nhận là “nàng thơ”, là “tình nhân” của thi sĩ quá cố. Thói đời mà! Thế nhưng, chị Cúc thì khác. Chị không nhận những gì mình không có. Tôi cho đó là đức tính trung thực đáng quý. Và nhiệm vụ của các cây bút ngày nay là hãy cố gắng đem “cái gì của César trả lại cho César”.
Thiết tưởng cần soi sáng thêm đôi điểm về nhân thân Hoàng Thị Kim Cúc cùng một vài nhân vật liên quan từng được đề cập trong năm bức thư trên. Biết đâu đôi điểm này lại có khả năng là một trong những “chìa khóa” giúp chúng ta “giải mã” phần nào hành trạng và tác phẩm của Hàn thi sĩ.

Nhiều người dân Huế hiện tại vẫn còn nhớ Hoàng Thị Kim Cúc ít nhất ở hai cương vị, nhà giáo và nữ cư sĩ.(11) Lật lại các tuyển tập Đồng Khánh mái trường xưa do Ban Liên lạc cựu học sinh Đồng Khánh, Huế, nay là Trường Trung học Phổ thông Hai Bà Trưng, thực hiện từ năm 1992 trở đi, chúng ta bắt gặp những dòng hồi ức của bao thế hệ học trò về “hình ảnh dịu dàng, vóc dáng nhỏ nhắn, vui vẻ ân cần nhưng cũng rất nghiêm khắc của cô Hoàng Thị Kim Cúc, cô giáo đầu đàn của bộ môn nữ công gia chánh thời ấy”(12). Hoàng Thị Kim Cúc cũng là tác giả bộ sách Món ăn nấu lối Huế(13) được nhiều người đọc và áp dụng.

Thời ấy, nếu Hoàng Thị Kim Cúc đến Trường Đồng Khánh được các nữ sinh kính cẩn thưa “cô”, thì lúc ra đường, Hoàng Thị Kim Cúc thường được nhiều thanh thiếu niên gọi thân tình bằng “chị”. Đó là cách xưng hô phổ biến của mọi đoàn sinh đối với các nữ huynh trưởng Gia đình Phật tử Việt Nam(14). Chị Cúc là huynh trưởng với chức vụ Phó ban Hướng dẫn Trung ương Gia đình Phật tử Việt Nam, phụ trách ngành nữ từ năm 1947. Như vậy, cư sĩ không chỉ tu tại gia mà còn tích cực hoạt động xã hội.

Tôi gặp chị Cúc lần đầu tại đồi thông chùa Từ Hiếu (Huế) trong hội trại mang tên Hoài Nhân do Gia đình Phật tử Việt Nam tổ chức năm 1974. Sau đó, chúng tôi đôi lần ghé thăm chị ở nhà riêng tại Vỹ Dạ, mà lần cuối cùng là lúc chị nằm thoi thóp trên giường bệnh sau vụ tai nạn giao thông xảy ra tại TP Hồ Chí Minh ngày 11/8/1988 rồi được chuyển về Huế ngày 23/9/1988.
Ngày 3/2/1989, tức 27 tháng Chạp năm Mậu Thìn, Hoàng Thị Kim Cúc - pháp danh Tâm Chánh - lìa trần, hưởng thọ 76 tuổi. Lễ di quan diễn ra ngày 15/2/1989, nhằm ngày mùng 10 tháng Giêng năm Kỷ Tỵ. Lúc ấy, tôi ở xa Huế nên không dự được. Vậy xin dẫn đoạn tường thuật đám tang Hoàng Thị Kim Cúc do Mai Văn Hoan viết: “Có lẽ đó là một trong những đám tang lớn nhất ở Huế gần đây mà tôi được biết. Đoàn xe tang nối dài từ Đập Đá đến Trường Quốc Học. Quanh xe tang đính nhiều câu đối ca ngợi phẩm hạnh của bà. Tôi còn phát hiện có những bài thơ của các nhà sư họa lại bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ”(15).

Ngoài ông anh cả là Hoàng Toại định cư ở nước ngoài, Hoàng Thị Kim Cúc còn có mấy người anh ruột tập kết ra Bắc sau hiệp định Genève 1954: Hoàng Xuân Tùy (nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục), Hoàng Hoan Nghinh (nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ta tại Philippines). Người em ruột Hoàng Tế Ngộ ở lại Huế, trước khi quy tiên từng là “thủ từ” trong ngôi nhà mà chị Cúc từng sinh sống.

Anh em chú bác của Hoàng Thị Kim Cúc có Hoàng Tùng Ngâm vốn là bạn thân cùng nguyên quán Thừa Thiên, cùng tuổi Nhâm Tý (1912) và cùng làm chung Sở Đạc điền Quy Nhơn với Hàn. Năm 1954, Hoàng Tùng Ngâm tập kết ra Bắc, đổi tên là Hoàng Thanh Trai và từng làm đại sứ nước ta tại Ai Cập rồi tại Sri Lanka. Tết Bính Thìn (1976) thì mất ở Hà Nội.(9) Năm 1939, chính nhờ “xúc tác” của Hoàng Tùng Ngâm, Hàn đã hứng khởi sáng tạo một số áng thơ tặng Hoàng Thị Kim Cúc - trong đó có Ở đây thôn Vỹ Dạ, một tác phẩm gây nhiều tranh luận lâu nay.

Áng thơ Ở đây thôn Vỹ Dạ - nhan đề nguyên tác cùng một số lời bình

Năm 1992, ba cuộc hội thảo lớn được tổ chức ở Hà Nội và TP.HCM nhằm nhìn lại và đánh giá 60 năm phong trào Thơ mới. Ban tổ chức đã đề nghị các nhà thơ, nhà nghiên cứu - lý luận - phê bình bỏ phiếu chọn những bài Thơ mới hay nhất. Kết quả cuối cùng, Ở đây thôn Vỹ Dạ của Hàn lọt vào “top 18”.

Quanh áng thơ nổi tiếng này, lâu nay rộ lên nhiều cuộc tranh luận sôi nổi - nhất là từ khi tác phẩm được Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đưa vào giảng dạy chính thức trong chương trình lớp 11 bậc trung học phổ thông. Theo dõi các cuộc tranh luận đó, tôi nhận thấy một số chi tiết bị nhầm lẫn rất đáng buồn. Tại sao? Có nhiều lý do. Hai trong những lý do quan trọng là thiếu thực tế và thiếu tư liệu tham khảo cần thiết.

Điều nhầm lẫn phổ biến đầu tiên nằm ở… nhan đề bài thơ! Nguyên tác, Hàn viết Ở đây thôn Vỹ Giạ chứ không phải Đây thôn Vỹ Dạ như sách báo - kể cả giáo khoa và giáo trình - vẫn in. Địa danh có thể chỉnh sửa cho thống nhất chính tả: Vỹ Dạ hoặc Vĩ Dạ thay vì Vỹ Giạ(16). Còn chữ Ở hà cớ gì bị lược bỏ? Nếu muốn gọn hóa tối đa, Ở đây thôn Vỹ Dạ rất dễ biến thành Thôn Vỹ chăng?

Nhà văn Trần Thanh Địch nhận xét:

- Chữ Ở được Hàn dùng có chủ đích. Đọc kỹ bài thơ mới thấy chữ đó nhấn mạnh đến thôn Vỹ: Ở đây sương khói mờ nhân ảnh. Tùy tiện “biên tập” cả “titre” mà không được tác giả ưng thuận là tối kỵ. Chuyện như vậy xảy ra không ít đối với tác phẩm của Hàn! Như bài Sao, vàng sao - một bài thơ khác mà Hàn gởi tặng chị Cúc - lâu nay cứ bị “chụp” cái tên Đừng cho lòng bay xa.

Cả hai áng thơ vừa nhắc đều được Hàn Mạc Tử đưa vào tập Thượng thanh khí, chứ chẳng phải tập Thơ điên (tức Đau thương). Đây là một nhầm lẫn khác mà đa số tuyển thơ cùng nhiều bài viết vẫn mắc phải.

Trong cuốn Thơ Hàn Mạc Tử và những lời bình(17), Mã Giang Lân lại cho rằng Ở đây thôn Vỹ Dạ vốn in lần đầu trên giai phẩm Nắng Xuân năm 1937. Hỡi ôi! Bài thơ được hoàn tất năm 1939, liệu có thể công bố trước hai năm chăng?

Thậm chí có người, như Vũ Quần Phương qua lời tựa tập Hàn Mặc Tử - thơ với tuổi thơ(18), nghĩ rằng áng thơ Ở đây thôn Vỹ Dạ mang vẻ đẹp “trong trẻo” và thể hiện bằng giọng điệu “bình tĩnh” nên tin chắc đây là một sáng tác thuộc giai đoạn đầu của Hàn, giai đoạn thân chưa phát bệnh và thơ chưa phát “điên”. Thật ra, Hàn lúc này đang đau khổ lánh mình với nguồn thơ úa mãi hai hàng lệ(19) rồi lâm chung sau đấy đúng một năm tròn!

Hiểu rõ xuất xứ cùng hoàn cảnh sáng tạo tác phẩm, ắt sẽ góp phần giúp bạn đọc tiếp nhận bài thơ theo cách đúng đắn hơn, chuẩn xác hơn. Do đó, tôi sao lục thêm ba đoạn thư liên quan do chính người trong cuộc là Hoàng Thị Kim Cúc giãi bày.

Thư đề ngày 15/4/1971 gởi Quách Tấn: “Về cô gái trong câu Lá trúc che ngang mặt chữ điền mà ông hỏi có phải là tôi đó không. Thưa ông, bức ảnh đó chỉ là bức ảnh phong cảnh, không có cô gái nào khác ngoài cô gái chèo đò. Cô gái mà ông hỏi đó là do sức tưởng tượng của thi nhân mà hiện ra thôi. Số là mùa hè năm 1939, Ngâm viết thư về Huế cho biết Tử bị mắc bệnh nan y. Ngâm khuyên tôi nên viết thư thăm Tử, hãy an ủi một tâm hồn đau khổ. Thay vì viết thư thăm, tôi gởi một bức ảnh phong cảnh vừa bằng cái carte-visite(20).
Trong ảnh có mây, có nước, có chiếc đò ngang với cô gái chèo đò, có mấy khóm tre, có cả ánh trăng hay ánh mặt trời chiếu xuống nước. Tôi viết sau tấm ảnh mấy lời hỏi thăm sức khỏe Tử, mà không ký tên, rồi gởi nhờ Ngâm trao lại. Sau đó một thời gian, tôi nhận bài thơ Ở đây thôn Vỹ Dạ và một bài thơ khác nữa(21) cũng do Ngâm gởi về (bài này các sách báo đều đăng cả rồi). Không ngờ sức tưởng tượng của thi nhân quá khác thường đến biến bức ảnh phong cảnh đó thành bức ảnh bến Vỹ Dạ lúc hừng đông hay một đêm trăng, trong đó có cô gái Lá trúc che ngang mặt chữ điền nữa! Khiến có người đã nghĩ rằng cô gái đó mặc áo trắng dài tha thướt vì câu Áo em trắng quá nhìn không ra…”.

Thư đề ngày 16/10/1987 gởi Nguyễn Bá Tín: “Năm 1938, Ngâm cho biết Hàn Mặc Tử mắc bệnh nan y. (…) Xiết bao ngậm ngùi thương cảm. Thương cho người tài hoa lâm đại nạn! Cảm tấm lòng yêu thương thắm thiết chân thành của Tử đã dành riêng cho tôi! Một thời gian sau, Ngâm đề nghị: lúc này, chị nên an ủi Trí. (…). Xa xôi quá, không biết làm gì khác hơn là viết mấy hàng chữ hỏi thăm sức khỏe Tử, viết mà không chữ ký, không đề ngày, sau tấm ảnh phong cảnh Huế, gởi nhờ Ngâm trao lại. Rồi mấy tháng sau, Ngâm gởi về cho tôi bài thơ Ở đây thôn Vỹ Dạ với mấy hàng chữ sau lưng bài thơ vào tháng 8/1939. Giữa Hàn Mặc Tử và tôi chỉ có chừng nấy.”

Thư đề ngày 11/5/1988 gởi anh cả Hoàng Toại: “Đến khi nghe anh ta(22) mắc bệnh nan y, em rất xót thương cho người tài hoa bạc phận và để an ủi một tâm hồn tha thiết yêu thương đang vô cùng đau khổ, em gởi cho anh ta hai dòng chữ hỏi thăm sức khỏe viết trên một tấm cát 6x9(23) phong cảnh thành phố Huế, ảnh mua ở nhà chụp bóng Tăng Vinh. Sau khi nhận được bức phong cảnh đó thì anh ta gởi bài thơ Ở đây thôn Vỹ Dạ tặng em. Thư đi thư về đều qua tay Ngâm chuyển, chứ em không trực tiếp gởi. Và sau mấy hàng chữ thăm sức khỏe và sau khi nhận được bài thơ Hàn Mạc Tử tặng, em cũng nín luôn, không thư từ gì cho thi sĩ nữa, qua năm sau (1940) thì được tin Hàn Mạc Tử mất tại Quy Hòa”.

Áng thơ Ở đây thôn Vỹ Dạ cùng bức thư của Hàn đã được Hoàng Thị Kim Cúc trân trọng giữ gìn tại nhà riêng. Đó là tờ giấy pelure mỏng, một mặt chép bài thơ, mặt kia ghi mấy dòng thư. Rất may mắn được chị Cúc lúc sinh tiền cho xem tận mắt, tôi chú ý mấy điểm: bài thơ gồm 3 khổ thì khổ cuối trong thủ bản nằm cách biệt với hai khổ đầu, cuối bài thơ, tác giả ký Hàn Mạc Tử rồi đề 11-1939 (chứ không phải 8-1939). Còn bức thư thì nguyên văn như sau:

Túc hạ,
Có nhận được bức ảnh bến Vỹ Giạ lúc hừng đông (hay là một đêm trăng?) với mấy hàng chữ túc hạ gởi thăm. Muôn vàn cảm tạ. Túc hạ còn nhớ đến người năm xưa, thế là phúc hậu lắm rồi. Mong ơn trên xuống lộc cho túc hạ thật đầy. Và mong rằng một mùa xuân nào đây sẽ gặp lại túc hạ phỉ dạ. Thăm túc hạ bình an vui vẻ.
Hàn Mạc Tử

Hoàng Thị Kim Cúc với bút danh Hoàng Hoa đã âm thầm sáng tác một số bài thơ, trong đó có những bài “đề tặng hương hồn anh HMT” như bài dưới đây viết vào đầu xuân Tân Tỵ 1941 - nghĩa là sau khi Hàn mất chưa đầy năm.

Bao năm hoa sống nơi thôn Vỹ
Thầm giữ trong lòng một ý thơ
Cũng biết cách xa ngoài vạn dặm
Tình anh lưu luyến cảnh quê mơ

Một mình một cõi với trời mây
Với cả đau thương với hận này
Anh khéo lột hết tài nghệ sĩ
Tiếng vang muôn thuở vẫn còn đây

Hồn anh lẩn khuất ở đâu xa
Hoa biết cùng ai thổ lộ ra
Tuy sống giữa cảnh đời náo nhiệt
Tình ai ai vẫn cứ đậm đà!

Nếu chỉ đọc qua bài thơ của Hoàng Hoa thôn nữ, lại thấy nàng suốt đời độc thân và bảo lưu kỹ lưỡng thủ bút Hàn thi sĩ, mà chưa đọc thư từ Hoàng Hoa viết hoặc chưa nghe Hoàng Hoa bộc bạch niềm riêng, hẳn không ít người sẽ dễ tin chuyện tình Hàn Mạc Tử - Hoàng Thị Kim Cúc từng diễn ra “ly kỳ mùi mẫn” y như sách báo và tuồng tích đã dày công… thêu dệt. Mức độ ngộ nhận càng tăng vì ngay cả người nhà cũng chẳng thấy Hoàng Thị Kim Cúc phản ứng gì trước bao đồn thổi, thị phi.

Chính xác, như chúng ta đã biết, Hoàng Thị Kim Cúc có phản ứng chừng mực, đúng người, đúng lúc, song chẳng đạt kết quả như nguyện. Trong một bài viết đăng trên tuần báo Văn nghệ số ra ngày 14/10/1995, Võ Đình Cường lý giải kỹ càng: “Những người có liên hệ mật thiết với Hàn Mạc Tử mà chị(24) đã cho biết sự thật, và yêu cầu họ đính chính, thì họ đã không làm, hay làm ngược lại, gây thêm hỏa mù trong bối cảnh đã có nhiều sương khói làm mờ nhân ảnh.
Chẳng hạn như ông Nguyễn Bá Tín, tác giả cuốn hồi ký Hàn Mạc Tử anh tôi(25) xuất bản vào tháng 2/1991, sau bức thư của Hoàng Thị Kim Cúc gởi cho ông vào tháng 10/1987, nghĩa là sau gần 4 năm, nói rõ về tấm ảnh gởi Hàn Mạc Tử, là một tấm ảnh phong cảnh, thế mà ông Nguyễn Bá Tín lại viết: ‘Cho tới khi anh (22) đau nặng rồi (1939), chị Cúc còn cho anh một phiến ảnh cỡ 6x9(23): chị Cúc mặc áo dài lụa trắng như những cô gái Huế thời bấy giờ đứng trong vòm cây xanh mát. Anh làm ngay bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ…".

Quan trọng hơn nữa, cái đoạn chị Kim Cúc kể chuyện chị đã không nhận thư và sách của Hàn Mạc Tử đem tặng, tác giả Hàn Mạc Tử anh tôi đã bỏ qua, không nhắc đến. Nhưng tác giả lại viết: ‘Nếu anh(22) biết chị(24) đã quy y, dành riêng một căn phòng ngày đêm hương hỏa tụng niệm, tưởng nhớ mối tình bất diệt của anh mà cũng là mối tình đầu của chị, đang quyện theo trầm hương dâng lên anh nơi miền cực lạc. Nơi đây không còn ngăn cách giáo lương, không còn tham sân si trần tục. Ôi! Tình Hoàng Hoa đậm đà biết chừng nào!’ (…) Chị Kim Cúc có buồn không, khi bị người ta vô tình hay cố ý lái cái mục đích cao quý trong sự tu hành của chị về phía tôn thờ một người khác tôn giáo mà chị chỉ có thể có cảm tình, chứ không yêu?”.

Phân tích nội dung và nghệ thuật áng thơ Ở đây thôn Vỹ Dạ, đã thấy xuất hiện khối trường hợp “bàn rồi tính” nối tiếp “bình rồi… tán” đến mức ì xèo! Ngang qua nhà Hoàng Thị Kim Cúc ở Vỹ Dạ, thấy hàng cau trồng nép bờ rào, có người chắc mẩm dòng Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên phải “mọc” từ đây! Hồi trước, vào vườn nhà chị Cúc, chúng tôi chưa thấy cây cau nào. Ông Nguyễn Bá Tín cũng ghi trong Hàn Mạc Tử trong riêng tư(26) rằng: “Năm 1985, tôi về Huế ghé thăm chị Cúc (…), chị Cúc chợt hỏi: Cậu có tìm được một cây cau nào trong vườn tôi không? Sao anh Trí lại nói đến hàng cau?”.

Công bố bài Một cách hiểu khác về “mặt chữ điền”(27), Thang Ngọc Pho lại tự bộc lộ chưa một lần về thôn Vỹ hoặc ghé Vỹ thôn nhưng thiếu quan sát đủ đầy mà vẫn bạo dạn khẳng quyết: “Mặt trước phía trên cổng nhà ở của quý tộc phong kiến ở đây(28) thường trang trí chữ điền đắp nổi. Điền, chữ Hán, có nghĩa là ruộng. Đó là biểu tượng của các gia đình quý tộc phong kiến, được nhà vua phong cấp ruộng đất theo cấp bậc và công trạng. Từ mặt trong câu thơ là mặt chữ chứ không phải là mặt người. Tác giả sử dụng phép ẩn dụ với nghĩa phái sinh như mặt bàn, mặt nước, mặt đường… Vậy câu thơ Lá trúc che ngang mặt chữ điền được hiểu là những chữ điền trên cổng các nhà quý tộc thấp thoáng dưới lá trúc. Cách hiểu này làm tăng giá trị của bài thơ.”

Thú thật, bản thân tôi từng sống ở Vỹ Dạ suốt thời gian dài mà không thấy cổng nhà quý tộc nào đắp nổi chữ 田 điền. Thêm một thực tế nữa cần nêu, Hoàng Thị Kim Cúc là phụ nữ có khuôn mặt chữ điền.

Quá quắt hơn là trường hợp suy diễn chủ quan cực kỳ kệch cỡm: cô gái thôn Vỹ trở thành… kỹ nữ, khách đường xa biến ra khách làng chơi, thuyền ai đậu bến sông trăng trở nên buồng chứa nổi. Bằng lối gán ghép thô vụng như thế, Lê Đình Mai đã “phán” xanh rờn trong bài Đây thôn Vỹ Dạ - một tiếng thở dài đáng quý(29): “Ở chốn dâm ô này, những gì đẹp đẽ nhất, cao quý nhất của con người đều bị sương khói truy hoan lu mờ hết, hoen ố hết.” Nhiều tác giả đã lên tiếng phản bác cách lập luận khiên cưỡng đó. Chẳng ai phủ nhận trên dòng sông Hương xưa nay xuất hiện những điểm kinh doanh trò “ngủ đò tục”, quá khứ có lúc gần như công khai (30), song đoạn sông qua khu vực thôn Vỹ thì hoàn toàn khác.

Trên tập san Văn hóa và đời sống (31), đề cập đến sự hạn chế trong một số bài viết về áng thơ Ở đây thôn Vỹ Dạ xuất hiện bấy lâu nay, Văn Tâm sơ bộ chỉ ra bốn nguyên nhân: thứ nhất là thói quen xã hội học dung tục; thứ hai là người nghiên cứu không am tường phong cách nghệ thuật của đối tượng mà mình tìm hiểu; thứ ba là mỹ cảm kém nhạy bén; thứ tư là thái độ tùy tiện, thiếu nghiêm túc trong khâu xác định và khảo chứng tư liệu.
Chú thích:
* Nhà báo, Tuần san Thế giới mới

(1) Nguyễn Trọng Trí (1912-1940) ký nhiều bút danh, trong đó có Hàn Mạc Tử và Hàn Mặc Tử. Khảo sát kỹ lưỡng, nhiều nhà nghiên cứu nhận thấy bút danh chính thức của Nguyễn Trọng Trí những năm cuối đời là Hàn Mạc Tử. Điều ấy đã được Phanxipăng trình bày rõ qua bài “Chính danh định luận: Mạc hay Mặc?” đăng trên tạp chí Thế giới mới số 416 (11/12/2000).

(2) Pellerin hay còn gọi là Trường Bình Linh, thuộc dòng La San, được sáng lập tại Huế năm 1904, giảng dạy từ bậc tiểu học đến trung học (tương đương lớp 1 đến lớp 12 hiện nay). Từ năm 2008, đó là Học viện Âm nhạc Huế, địa chỉ số 1 Lê Lợi, thành phố Huế.

(3) Hai niên khóa 1928-1929 và 1929-1930, tại Trường Pellerin ở Huế, Nguyễn Trọng Trí học lớp nhì năm thứ 2 / cour moyen 2è année (tương đương lớp 4 hiện nay) và lớp nhất / cour supérieur (tương đương lớp 5 hiện nay) là hai lớp thuộc bậc tiểu học - theo sự phân cấp giáo dục trên toàn quốc từ năm 1906 đến năm 1945 - chứ hoàn toàn không phải “có hai năm học trung học tại trường Pe-lơ-ranh (Pellerin) ở Huế? như sách giáo khoa hiện hành Ngữ văn 11 (Tập hai - Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007, 2008 và 2009 - Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010) đã in đi in lại.

(4) Bài Đôi nét về Hàn Mạc Tử được Quách Tấn (1910-1992) viết tại Nha Trang năm 1959, đăng tạp chí Lành mạnh số 38 (Huế, 1/11/1959), rồi lần lượt đăng lại trên tập san Văn và bán nguyệt san Phổ thông, đoạn in vào một số sách như Thơ Hàn Mạc Tử (Sở Văn hóa-Thông tin Nghĩa Bình, 1987), Hàn Mạc Tử thơ và đời (Nxb Văn học, Hà Nội, 1995), Hàn Mạc Tử hôm qua và hôm nay (Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 1995), v.v... Lưu ý rằng nội dung văn bản Đôi nét về Hàn Mạc Tử có những thay đổi qua thời gian công bố.

(5) Hiện nay là đường Lê Lợi, TP Quy Nhơn.

(6) Vở tuồng cải lương Hàn Mạc Tử do Viễn Châu và Thể Hà Vân hợp soạn năm 1957.

(7) 21 tuổi ta, 20 tuổi tây, tức là vào năm 1933.

(8) Bên đó: Hoa Kỳ.

(9) Tham khảo thêm bài “Bạn thân đồng tuế đồng hương của Hàn Mạc Tử" do Phanxipăng viết đăng tạp chí Thế giới mới số 891 (5/7/2010).

(10) Sách Hàn Mạc Tử của Trần Thanh Mại, in lần đầu năm 1942, sau được tái bản nhiều lần.

(11) Cư sĩ: người tu trì tại gia.

(12) Trích bài viết “Nhớ cô Hoàng Kim Cúc” của Võ Thị Tiểu Kiều in trong tuyển tập Đồng Khánh mái trường xưa năm 1992.

(13) Do nhà sách Khai Trí ở Sài Gòn ấn hành lần đầu năm 1970, sau được nhiều nhà xuất bản tái bản.

(14) Gia đnh Phật tử có tiền thân là Đoàn Thanh niên Đức dục và Gia đnh Phật hóa phổ được thành lập tại Huế vào thập niên 1930.

(15) Trích bài “Tiếng thở dài - chia sẻ với Hàn Mạc Tử” đăng tạp chí Sông Hương số 2 năm 1990, sau in vào sách Cảm nhận thơ Hàn Mạc Tử (Nxb Thuận Hóa, Huế, 1999).

(16) Địa danh Vỹ Dạ do biến âm từ gốc Vĩ (Vi) Dã 葦野°. Vĩ (Vi) 葦: cây lau. Dã 野°: cánh đồng.

(17) Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2000, trang 283.

(18) Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 2000, trang 5.

(19) Trích một dòng từ bài thơ “Buồn ở đây” trong tập Thượng thanh khí của Hàn Mạc Tử.

(20) Carte-visite: carte de visite: danh thiếp.

(21) Bài thơ Sao, vàng sao.

(22) Tức Hàn Mạc Tử.

(23) 6x9cm.

(24) Chỉ Hoàng Thị Kim Cúc.

(25) Nxb Tin, Paris, 1990 - Nxb TP HCM, 1991.

(26) Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 1994, trang 118.

(27) Tạp chí Tài hoa trẻ, số 69 ra ngày 25/2/1999.

(28) Vỹ Dạ.

(29) Báo Giáo viên nhân dân, số đặc biệt tháng 1/1990.

(30) Có thể đọc phần Những con đò đưa khách trong bài “Sinh hoạt những vạn đò trên sông Hương trước 1975” của Phan Hoàng Quý đăng trên Nghiên cứu Huế, tập 1,1999 và phóng sự “Ngủ đò sông Hương” in trong sách Huế chừ của Phanxipăng (Nxb Thanh niên, 2000).

(31) Nxb TP.HCM, 1990.

Theo Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển


Đọc thêm!

Trang