được sưu tầm bởi HXK

đây chỉ là những thông tin về những người mà tôi cho rằng họ giỏi, tôi khâm phục họ, tìm hiểu họ qua cuộc đời, sự nghiệp và tác phẩm cũng như tư tưởng của họ để lại trên thế gian này. cho những con người của thời đại họ sống và cho hậu thế.

Monday, November 8, 2010

Giai đoạn cuối đời của Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm một đồi cây ở Phú Thọ, 1964
Từ khoảng nửa đầu thập niên 1960, Hồ Chí Minh được coi như chỉ còn nắm giữ vai trò biểu tượng của cách mạng. Ông dành nhiều thời gian để đi thăm hỏi đồng bào. Quyền lực khi này dần dần tập trung về tay bí thư thứ nhất Lê Duẩn và một số nhân vật gần gũi trong Đảng Lao động Việt Nam, những người này đã chủ trương tích cực thúc đẩy quá trình thống nhất đất nước bằng cách đẩy mạnh cuộc chiến tranh ở miền Nam.
Ít lâu sau khi Hoa Kỳ bắt đầu cuộc chiến tranh công kích, ném bom vào miền Bắc Việt Nam, Hồ Chí Minh nhận được điện từ nhà triết học nổi tiếng người Anh Bertrand Russell - một người yêu hòa bình. Trong điện này, Russell nêu ra quan điểm chống đối của nhà triết học này đối với sự can thiệp của quân đội Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Đáp lại, ông gửi Russel điện cảm ơn vào ngày 10 tháng 8 năm 1964. Điện này có đoạn:
“ Chúng tôi luôn thiết tha với hoà bình và chủ trương giải quyết vấn đề Việt Nam bằng phương pháp hoà bình. Tôi cảm ơn cụ đã quan tâm đến tình hình nghiêm trọng do Mỹ gây ra trên đất nước chúng tôi và xin gửi cụ lời chào kính trọng. ”
—Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh liên tục ốm nặng trong khoảng hơn 3 năm cuối đời. Trong thời gian quanh sự kiện Tết Mậu Thân 1968, ông đang trong đợt dưỡng bệnh dài ngày tại Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và chỉ quay về Việt Nam ít ngày vào tháng 12 năm 1967 để phê duyệt quyết định tổng tấn công
Hồ Chí Minh bắt đầu viết di chúc vào dịp sinh nhật lần thứ 75 của ông năm vào ngày 10 tháng 5 năm 1965, và sửa lại trong những dịp sinh nhật tiếp theo. Ông mang di chúc ra viết và dặn lại Vũ Kỳ: "chú cất giữ cẩn thận, sang năm, mồng 10 tháng 5 nhớ đưa lại cho Bác". Mở đầu bản di chúc năm 1965 có đoạn: "Nhân dịp mừng 75 tuổi... Năm nay tôi 75 tuổi, tinh thần vẫn sáng suốt, thân thể vẫn mạnh khỏe. Tuy vậy, tôi cũng là lớp người 'xưa nay hiếm'...".
Trong di chúc, ông có viết
“ Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. ”
—Hồ Chí Minh
“ Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. ”
—Hồ Chí Minh
Qua đời


Các thiếu nhi khóc trong lễ tang Hồ Chí Minh năm 1969
Hồ Chí Minh qua đời vào hồi 9 giờ 47 phút sáng ngày 2 tháng 9 năm 1969 (tức ngày 21 tháng 7 âm lịch) tại thủ đô Hà Nội, hưởng thọ 79 tuổi. Ngày mất của ông ban đầu được Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam công bố là ngày 3 tháng 9, đến năm 1989 mới công bố lại là ngày 2 tháng 9.
Hà Nội đã nhận được hơn 22.000 bức điện chia buồn từ 121 nước trên khắp thế giới. Nhiều nước trong khối xã hội chủ nghĩa đã tự tổ chức truy điệu và đưa ra những lời ca ngợi ông. Một tuyên bố chính thức từ Moskva đã gọi Hồ Chí Minh là một "người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam anh hùng, nhà lãnh đạo xuất chúng của Cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc, và một người bạn lớn của Liên bang Xô Viết". Từ các nước Thế giới thứ ba, người ta ca ngợi ông trong vai trò của người bảo vệ những con người bị áp bức. Một bài báo xuất bản ở Ấn Độ miêu tả ông là sự kết tinh của "nhân dân và hiện thân của khát vọng đấu tranh cho tự do và cho sự đấu tranh bền bỉ của nhân dân". Những bài báo khác đề cao phong cách giản dị và đạo đức cao của ông. Một bài xã luận trên một tờ báo của Uruguay viết:
“ Ông có một trái tim bao la như vũ trụ và tình yêu trẻ thơ vô bờ bến. Ông là hình mẫu của sự giản dị trong mọi mặt. ”
Phản ứng từ các nước phương Tây dè dặt hơn. Nhà Trắng và các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ từ chối bình luận. Báo chí phương Tây đặt sự chú ý cao đối với cái chết của Hồ Chí Minh. Các tờ báo ủng hộ phong trào phản chiến có xu hướng miêu tả ông như là một đối thủ xứng đáng và là người bảo vệ cho những con người bị áp bức. Ngay cả những tờ báo đã từng phản đối mạnh mẽ chính quyền Hà Nội cũng ghi nhận ông là người đã cống hiến cả cuộc đời cho công cuộc kiếm tìm độc lập và thống nhất đất nước Việt Nam của ông, đồng thời là tiếng nói nổi bật trong việc bảo vệ những dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Tại Vương quốc Anh, hay tin Hồ Chí Minh qua đời, vào ngày 12 tháng 9 năm 1969 Pet-ghi Đap-phơ - nhà báo tờ "Báo Diễn đàn", đã ghi nên một bài báo có độ dài không ít, trong đó ông được xem như: “Hồ Chí Minh, một người vừa là G. Oasinhtơn, vừa là A. Linhcôn của đất nước mình”.
Tang lễ được tổ chức vào ngày 9 tháng 9 tại quảng trường Ba Đình với hơn 100.000 người đến dự, trong đó có các đoàn đại biểu từ các nước xã hội chủ nghĩa. Hàng triệu người trên khắp đất nước Việt Nam đã khóc. Điếu văn truy điệu ông do Bí thư thứ nhất Lê Duẩn đọc, có đoạn viết:
“ Hồ Chủ tịch kính yêu của chúng ta không còn nữa. Tổn thất này vô cùng lớn lao. Đau thương này thật là vô hạn ! Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch - Người anh hùng dân tộc vĩ đại. Và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta... ”
—Lê Duẩn
Trong bài thơ "Bác ơi" của Tố Hữu, sáng tác ngày 6 tháng 9 năm 1969, có đoạn:
Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
Trong di chúc, ông muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba miền đất nước. Tuy nhiên, theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chí Minh để sau này nhân dân cả nước, nhất là nhân dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng ông. [77][78][79] Từ đó đến nay, thi hài ông được bảo quản trong lăng tạiHà Nội, tương tự như đối với thi hài Lenin ở Moskva
Cuộc sống đời thường


Hình Hồ Chí Minh ăn mừng ngày quốc tế thiếu nhi với các em
Ngày 19 tháng 5 năm 1946, sinh nhật Hồ Chí Minh lần đầu tiên được tổ chức nhằm mục đích nâng cao tinh thần đoàn kết dân tộc. Dù là người đứng đầu một nước nhưng sinh nhật của ông được tổ chức rất đơn sơ, giản dị và mộc mạc. Những năm sau đó, sinh nhật của ông thường chỉ được tổ chức vào năm chẵn, còn các năm khác thì ông thường lặng lẽ tổ chức một bữa "ăn tươi" nho nhỏ với vài cán bộ thân cận. Trong hai lần sinh nhật cuối đời, Hồ Chí Minh đều lấy dự thảo di chúc ra sửa lại. Tuy ông là chủ tịch của một nước nhưng đời sống sinh hoạt hằng ngày cũng chả khác mấy so với người thường, ông sống trong một căn nhà tranh hay còn gọi là túp lều. Bữa ăn đạm bạc của ông đã được người trong và người nước nhận xét là rất giản dị và đơn sơ và theo thủ tướng Phạm Văn Đồng, người đã nhiều lần ăn chung với ông, nhận xét ông ăn vừa đủ không bỏ món thừa và ăn không sót một hột cơm vì ông tôn trọng thành quả lao động của nông dân.

No comments:

Post a Comment

Trang